|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tháo gỡ áp lực với ngành nuôi tôm

14:22 | 24/03/2018
Chia sẻ
Năm 2018 sẽ tiếp tục có nhiều áp lực đối với ngành tôm như: Trước mắt là đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu tôm nước lợ đạt trên 4,2 tỷ USD trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt...
thao go ap luc voi nganh nuoi tom Năm 2018: Tập trung nuôi tôm công nghệ cao, sản lượng phấn đấu đạt 720.000 tấn
thao go ap luc voi nganh nuoi tom Phát triển ngành nuôi tôm Việt Nam: Vẫn ngổn ngang thách thức

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám vừa có ý kiến chỉ đạo các đơn vị liên quan, các địa phương triển khai nhiều giải pháp để ngành tôm đạt kết quả cao theo kế hoạch năm 2018 và mục tiêu đến năm 2025.

Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, năm 2018 sẽ tiếp tục có nhiều áp lực đối với ngành tôm như: Trước mắt là đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu tôm nước lợ đạt trên 4,2 tỷ USD trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, các rào cản kỹ thuật như thuế chống bán phá giá, vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước của các thị trường nhập khẩu...

Do đó, Thứ trưởng Tám đề nghị các địa phương cần thực hiện tốt Kế hoạch hành động Quốc gia phát triển ngành tôm; trong đó cần lưu ý tập trung tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm tôm bằng các giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến; không sử dụng hoá chất, kháng sinh; đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết.

thao go ap luc voi nganh nuoi tom
Năm 2018, ngành tôm phải đảm bảo chỉ tiêu xuất khẩu tôm nước lợ đạt trên 4,2 tỷ USD. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN

Đồng thời, UBND các tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng làm tốt việc quản lý tôm giống, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp ương giống lớn "dèo" để cung cấp cho các hộ nuôi tôm sú quảng canh, quảng canh cải tiến, nuôi sinh thái, liên kết, cung ứng giống chất lượng tốt cho người nuôi; quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào, tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản.

Đối với kế hoạch sản xuất tôm năm 2018, các địa phương căn cứ khung lịch mùa vụ nuôi tôm năm 2018, chủ động ban hành lịch thời vụ thả giống phù hợp với điều kiện thời tiết, thị trường tại địa phương.

Đặc biệt, kiểm soát việc lưu thông, buôn bán tôm giống trôi nổi, nhất là các chợ tôm giống tự phát; quản lý tốt chất lượng vật tư đầu vào và nạn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu; có cơ chế chính sách khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất hiệu quả, mô hình liên kết chuỗi, mô hình nuôi 2 giai đoạn, dèo giống...

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng giao Tổng cục Thuỷ sản tham mưu chủ trì tổ chức các Hội nghị chuyên đề bàn giải pháp thúc đẩy phát triển ngành tôm; trước mắt tham mưu ngay Hội nghị bàn về nuôi tôm công nghệ cao và Hội nghị về nhân rộng các mô hình nuôi tôm lúa, tôm rừng, tôm quảng canh cải tiến trong Quý II năm 2018.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra trách nhiệm quản lý chất lượng giống tôm bố mẹ nhập khẩu đã phân cấp cho các địa phương; phối hợp tăng cường kiểm tra chất lượng tôm giống, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh tôm giống và công bố trên website của Tổng cục Thuỷ sản; làm việc với công ty MOANA để kết nối, giới thiệu cung ứng giống tôm sú sạch bệnh cho người nuôi.

Bên cạnh đó, hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu xây dựng, triển khai khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về tôm; hỗ trợ tỉnh Cà Mau xây dựng, triển khai đề án nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025; hỗ trợ tập đoàn Minh Phú xây dựng khu phức hợp ứng dụng công nghệ cao về tôm tại Kiên Giang.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan và các địa phương kiểm soát tốt chất lượng tôm nguyên liệu, ngăn chặn tình trạng bơm tạp chất; kiểm soát tạp chất, tồn dư hoá chất, kháng sinh trong sản phẩm tôm.

Cục Thú y phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh tôm, tháo gỡ rào cản kiểm dịch ở các thị trường nhập khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt trên 3,85 tỷ USD, tăng 22,3% so với năm 2016.

Thành Trung