|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thái Lan điều tra sản phẩm thép tấm không hợp kim nóng cuộn và không cuộn

11:01 | 19/10/2016
Chia sẻ
Nếu lượng thép tấm không hợp kim nóng cuộn và không cuộn của Việt Nam chiếm trên 3% tổng lượng nhập khẩu của Thái Lan, DFT có thể sẽ áp thuế biện pháp tự vệ.

Mới đây, Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT) nhận được thông báo, Cục Ngoại thương (DFT) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đã khởi xướng điều tra rà soát gia hạn biện pháp tự vệ với sản phẩm thép tấm không hợp kim nóng cuộn và không cuộn (Non Alloy Hot Rolled Steel Flat Products in Coils and Not in Coils).

Theo tin từ QLCT, thời hạn để các bên có ý kiến bình luận đối với vụ việc là trước 16h30 ngày 28/10 tới.

DFT ban hành bản câu hỏi điều tra, thời hạn để trả lời và gửi tới DFT là trước 16h30 ngày 14/11.

DFT cũng thông báo sẽ tổ chức phiên điều trần dự kiến vào lúc 9h ngày 10/11. Các bên liên quan cần đăng ký tham gia trước 16h30 ngày 28/10. Mặt khác, DFT cũng sẽ tạo cơ hội tham vấn với các bên trong trường hợp có đề nghị và chứng minh được có quyền lợi thiết yếu trong vụ việc.

Trước đó vào năm 2014, Thái Lan cũng đã khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ với sản phẩm thép của Việt Nam.

thai lan dieu tra san pham thep tam khong hop kim nong cuon va khong cuon
Vụ việc Thái Lan đã khởi xướng điều tra và áp dụng biện pháp tự vệ từ năm 2014

Tuy nhiên sau đó, Việt Nam được loại ra khỏi danh sách các nước bị áp dụng biện pháp vì lượng xuất khẩu không đáng kể và là nước đang phát triển.

Số liệu từ Bộ Công thương cho hay, 8 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan đạt 2,42 tỷ USD, tăng trưởng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm thép Việt Nam sang thị trường này tăng 59,2%.

Trong một công bố gần đây Cục Quản lý cạnh tranh cho biết, Thái Lan đã quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng ống thép không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam với mức thuế phạt là 310,74%.

Hồng Vũ

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).