Thạc sỹ kinh tế và bài học khởi nghiệp: 'Cơ hội là do bạn, nó không tự đến bao giờ'
“Là người nếu không tranh thủ cố gắng khi còn trẻ, thế thì bạn có tuổi thanh xuân để làm gì?”. Đó là câu nói mà chàng sinh viên Kinh tế Quốc dân luôn tâm đắc mang theo mình, là động lực thôi thúc anh phấn đấu ngay cả khi còn đi học. Vì vậy ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, chàng trai trẻ Hoàng Gia Luận đã đặt ra một mục tiêu một ngày nào đó sẽ sở hữu một thương hiệu của Việt Nam mang tầm quốc tế.
Anh Luận khởi nghiệp sau khi thấy cơ hội từ những thách thức trong ngành dệt may. |
Khi nhận thấy dệt may vẫn là một ngành xuất khẩu lớn trong cả nước với nhiều cơ hội, nhưng lĩnh vực bảo hộ lao động lại không được chú trọng trong việc xuất khẩu đồng thời trong nước mặt hàng bảo hộ lao động lại có sự cạnh tranh gay gắt nhưng sản phẩm chủ yếu đánh vào giá cả, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng cũng như nhu cầu của người lao động. Nhận ra đây là tiềm năng cũng đồng thời cũng là thách thức tuy nhiên anh Luận không hề nản chí và cho rằng đây lại là cơ hội có một không hai.
Vì vậy sau khi ra trường, với sự giúp đỡ của gia đình cùng với khoản tiền tiết kiệm và làm thêm suốt những năm đại học, anh Luận đã thành lập một xưởng sản xuất chuyên gia công và nhận may các mặt hàng quần áo học sinh, quần áo trẻ em, quần áo bảo hộ lao động trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong thời gian này, nhận thấy chất lượng đồng phục, bảo hộ lao động các đơn vị sử dụng đang quá kém cộng với thuê gia công ngoài nên chi phí đến tay người lao động sẽ tăng cao, đồng thời với những kinh nghiệm đã tích lũy từ thực tế anh đã mạnh dạn thành lập Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu TBC và bắt đầu được biết đến với website mang tên tbcimex.com.
Năm 2014, thương hiệu TBCIMEX được sử dụng lần đầu tiên. Từ đó đến nay là những ngày anh cống hiến toàn bộ tâm sức cho công việc kinh doanh và cho ra đời website baohotbc.com với mục đích là nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng, mang lại kinh tế cho bản thân, gia đình, những người xung quanh và góp phần phát triển cho xã hội.
Nguyên tắc kinh doanh thành công
Từ ngày đầu tiên TBCIMEX đi vào hoạt động, Anh Luận đã tuân thủ chặt chẽ ba nguyên tắc hoạt động, và chính điều này đã làm nên thành công cho TBCIMEX.
Thứ nhất là chất lượng, khẩu hiệu của TBC “Chất lượng là sự tồn tại bền vững của doanh nghiệp”, đấy là yêu cầu hàng đầu của công ty và là khẩu hiệu của nhân viên và người lao động công ty.
Nguyên tắc thứ hai là cung cấp sản phẩm phù hợp với từng đối tượng lao động, từng ngành nghề cũng như đặc thù công việc.
CEO Hoàng Gia Luận cùng nhân viên của anh. |
Nguyên tắc thứ ba luôn đặt nhân viên và người lao động của TBC ở vị trí trung tâm. Anh luôn tâm niệm rằng tìm được người tài đã khó giữ lại càng khó hơn, không nhận mình là lãnh đạo tốt, nhưng anh khẳng định luôn sẵn sàng tin tưởng và lắng nghe nhân viên. Việc này giúp họ cảm thấy vui vẻ khi làm việc cũng như coi TBC như ngôi nhà thứ hai của mình.
Sự quyết tâm cần nhiều hơn cả nỗ lực
Chỉ có tầm nhìn và nỗ lực đôi khi là chưa đủ đối với đầu tàu của doanh nghiệp. Phải có sự quyết tâm cao độ mới tạo nên nhiệt huyết và ý tưởng cho công việc, sự quyết tâm theo đuổi mục tiêu phải xuyên suốt, phải đến cùng. Chỉ cần “Theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”.
Sự đoàn kết và thành công đến từ một tập thể
Như Steve Job đã nói “Những điều tuyệt vời trong kinh doanh không bao giờ được thực hiện bởi một người, chúng đến từ một tập thể”. Ở TBC, ngoài thời gian trong phòng họp bạn sẽ không tìm thấy sự khác biệt giữa lãnh đạo và nhân viên, ở đây đối với nhân viên là một ngôi nhà, có sự thoải mái vừa đủ để không ngừng sáng tạo và vươn lên. Anh Luận chia sẻ: “TBC ngày nay không tự nhiên mà vững mạnh, vì có những con người đã xây dựng nên nó”.
Mục tiêu dài hạn
Đến nay, TBCIMEX đã trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu về bảo hộ lao động tại Việt Nam. Tuy nhiên, anh Luận không có ý định dừng lại tại đây. Anh luôn cho rằng bồi đắp, nuôi dưỡng tầm nhìn chiến lược là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người lãnh đạo. Một người lãnh đạo không có tầm nhìn sẽ không còn đủ tư cách để lãnh đạo công ty.
Với mục tiêu không chỉ thị trường trong nước và còn cả các nước trong khu vực cũng như thị trường nước ngoài, anh Luận đã không ngừng học hỏi và trau dồi để trong thời gian tới, mảng bảo hộ lao động xuất khẩu của Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh và có chỗ đứng trên thế giới.