Tập đoàn EVN ước đạt 250.000 tỷ đồng doanh thu sau 8 tháng
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) vừa báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước.
Kết quả cho thấy, lũy kế 8 tháng đầu năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ước doanh thu hợp nhất đạt 250.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo của CMSC dự kiến lỗ phát sinh của EVN trong cả năm 2023 sẽ khoảng 37.062 tỷ đồng. Theo báo cáo kiểm toán năm 2022, số lỗ sau thuế hợp nhất năm ngoái của tập đoàn là 20.747 tỷ, trong khi năm 2021 lãi sau thuế 14.725 tỷ.
Lý giải cho khoản lỗ năm 2022, ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết năm ngoái giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất than tăng mạnh, trong đó giá than tăng gấp 4 lần. Giá dầu tăng gấp đôi dẫn đến giá khí cũng tăng theo. Trong khi đó, giá bán lại thấp hơn so với chi phí dẫn đến khoản lỗ.
Ngoài ra, tỷ giá tăng làm tăng chi phí mua điện từ các nguồn nước ngoài và các nhiên liệu bằng USD tăng lên. Tỷ giá đồng USD đóng cửa năm 2022 tăng 495,3 đồng/USD, tương đương tăng 2,2% so với bình quân năm 2021.
Chi phí sản xuất, kinh doanh điện tại các huyện, đảo khu vực chưa được kết nối lưới điện quốc gia tiếp tục được hạch toán vào giá thành sản xuất điện năm 2021 và 2022. Giá bán điện bình quân tại các khu vực này luôn thấp hơn so với giá thành sản xuất. Do đó, tổng khoản bù giá chi phí sản xuất, kinh doanh điện tại đây trong năm 2021 và 2022 lần lượt gần 266 tỷ đồng và 388 tỷ đồng.
Sang năm 2023, EVN đề xuất và đã được chấp thuận tăng giá bán điện sau 4 năm chưa thay đổi. Đầu tháng 5/2023, mức giá bán lẻ điện đã tăng 3% lên trung bình 1.920 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
EVN cũng đã có văn bản gửi Bộ Công Thương góp ý dự thảo quyết định thay thế Quyết định số 24. Theo dự thảo, cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân sẽ có tăng, có giảm với biên độ được quy định rõ ràng.
Cụ thể, trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ giảm giá bán ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát Trường hợp tăng giá sẽ được áp dụng khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên.
Tuy nhiên, thẩm quyền điều chỉnh tăng giá sẽ căn cứ vào mức độ tăng của giá bán điện bình quân. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đang lấy ý kiến và hoàn thiện dự thảo Quyết định 28 để trình Chính phủ vào tháng 9. Theo đó, biểu giá bán lẻ điện cho hộ sinh hoạt với 5 bậc thang thay vì 6 như hiện hành. Bậc rẻ nhất tính cho hộ gia đình dùng dưới 100 kWh thay cho 50 kWh hiện nay; còn bậc cao nhất từ 700 kWh trở lên.
Tại cuộc họp với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vào tháng 7, Ban Chỉ đạo dự báo từ nay đến cuối năm, dư địa điều hành giá "dễ thở hơn", đủ điều kiện để có thể xem xét lộ trình điều chỉnh các mặt hàng, dịch vụ nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường vào thời điểm thích hợp để kiểm soát việc phát theo mục tiêu, đồng thời đảm bảo sự thuận lợi cho xã hội, giảm bớt áp lực cho những năm tiếp theo.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/