|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Tăng trưởng trong quá khứ của Việt Nam là tăng lượng chứ không tăng chất'

12:17 | 11/01/2018
Chia sẻ

Theo GS Kenichi Ohno thuộc Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia (GRIPS), Nhật Bản, sự tăng trưởng chính của Việt Nam trong quá khứ là do số lượng chứ không phải chất lượng. Hiện tăng trưởng của Việt Nam chậm lại do năng suất lao động giảm đi. 

tang truong qua khu cua viet nam la tang luong chu khong tang chat Nhiều lĩnh vực tăng trưởng tốt, ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 – 2018
tang truong qua khu cua viet nam la tang luong chu khong tang chat World Bank nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam 2017 lên 6,7%

Sáng nay (11/1), Ban Kinh tế Trung Ương đã chủ trì phối hợp với một số bộ, ngành và Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức Hội thảo "Cải thiện năng suất trong bối cảnh công nghiệp hoá" nằm trong chuỗi sự kiện "Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2018".

tang truong qua khu cua viet nam la tang luong chu khong tang chat
Toàn cảnh Hội thảo "Cải thiện năng suất trong bối cảnh công nghiệp hoá" (Ảnh: Hoàng Kiều)

Mở đầu Hội thảo, ông Ngô Văn Tuấn - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung Ương cho biết trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới biến động khó lường. Trong đó, cuộc cách mạng lần thứ tư đã và đang tác động mạnh mẽ tới cấu trúc, trình độ phát triển, tốc độ tăng trưởng, mô hình kinh doanh và thị trường lao động các quốc gia.

Ở Việt Nam mô hình tăng trưởng cũ, chậm đổi mới, tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào tăng vốn đầu tư và số lượng lao động, đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm lại, chất lượng tăng trưởng thấp. Phương thức phân bổ nguồn lực xã hội chưa có sự thay đổi rõ rệt, năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp còn thấp.

Việt Nam đang có khuynh hướng hậu công nghiệp hoá quá sớm

tang truong qua khu cua viet nam la tang luong chu khong tang chat
Giáo sư Trần Văn Thọ - Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế.

Giáo sư Trần Văn Thọ - Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính Phủ cho biết đặc trưng của kinh tế Việt Nam hiện nay là lao động dư thừa trong nông nghiệp và khu vực kinh tế cá thể còn rất lớn.

Bên cạnh đó, Giáo sư Trần Văn Thọ còn cho biết tỷ lệ đầu tư ở Việt Nam không thấp nhưng cơ cấu không hiệu quả. Doanh nghiệp nhà nước còn giữ vị trí cao và được ưu đãi về vốn, đất đai. Trong khi đó doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ bé, bất lợi trong thị trường về yếu tố đất, vốn. Vì vậy, ông Thọ cho rằng cải cách thể chế trong thị trường yếu tố sản xuất và khu vực doanh nghiệp sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng năng suất.

Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khối tư nhân có quy mô quá nhỏ, năng suất thấp không có năng lực xuất khẩu và không kết nối được chuỗi giá trị toàn cầu. Vì quy mô nhỏ nên không có năng lực du nhập công nghệ. Về phía doanh nghiệp FDI dù chiếm vị trí lớn nhưng chất lượng còn thấp, ít tác động đến sự chuyển dịch kinh tế lên cao.

Giáo sư Trần Văn Thọ nhận định đối với một nước còn ở mức thu nhập trung bình, nhất là trung bình thấp thì công nghiệp là khu vực năng động nhất, năng suất cao nhất. Ông nhấn mạnh rằng việc đẩy mạnh công nghiệp hoá theo hướng hiện đại thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp sẽ "phá hoại một cách sáng tạo" khu vực kinh tế cá thể làm năng suất lao động tăng nhanh. Nếu công nghiệp hoá không tiến triển thì lao động sẽ chuyển sang ngành dịch vụ giá trị thấp.

Sắp hết giai đoạn dân số vàng nhưng công nghiệp hoá ở Việt Nam còn ở vị trí thấp trong nền kinh tế và ở giai đoạn thấp trong chuỗi giá trị sản phẩm. Trên thế giới ngày càng có hiện tượng hậu công nghiệp hoá quá sớm và Việt Nam cũng bắt đầu có khuynh hướng đó, GS Trần Văn Thọ chia sẻ.

Tăng trưởng quá khứ ở Việt Nam là tăng lượng, không phải chất

tang truong qua khu cua viet nam la tang luong chu khong tang chat
Các đại biểu thảo luận trong Hội thảo (Ảnh: Hoàng Kiều)

GS Kenichi Ohno thuộc Viện nghiên cứu Chính sách Quốc gia (GRIPS), Nhật Bản cho rằng sự tăng trưởng chính của Việt Nam trong quá khứ là do số lượng chứ không phải chất lượng. Chất lượng chính sách của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nền kinh tế khác ở Đông Á.

"Hiện tăng trưởng của Việt Nam chậm lại do năng suất lao động giảm đi. Hơn nữa năng suất lao động của Việt Nam phản ánh sự thâm dụng vốn", GS Kenichi Ohno nhận định.

GS.TS Nguyễn Quang Thuấn - Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khẳng định nền tảng tất yếu của tăng năng suất lao động là ổn định kinh tế vĩ mô.

Về xu thế cách mạng 4.0, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đại Dương cho biết đây xu thế tất yếu của quá trình phát triển, lõi là công nghệ internet, là sự kết nối các ngành với nhau. Để tận dụng cuộc cách mạng 4.0 Thứ trưởng cho biết chúng ta cần các yếu tố cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, nhân lực và cơ chế chính sách. Điển hình của cách mạng 4.0 thể hiện rõ ở lĩnh vực ngân hàng như thanh toán điện tử, Bitcoin...

TS Nguyễn Đăng Minh - Chủ tịch Hội đồng tư vấn, Quản trị Tinh gọn GKM thuộc Công ty GKM Việt Nam.

Hoàng Kiều