|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Tài chính Xi măng muốn 'thay tên đổi phận' trở thành VietCredit

10:49 | 21/06/2018
Chia sẻ
Với cổ đông lớn duy nhất là VICEM đứng sau, Tài chính Xi măng (CFC) đổi tên thành Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit Finance Company). Vốn điều lệ giữ nguyên với 604,9 tỷ đồng.
tai chinh xi mang muon thay ten doi phan tro thanh vietcredit Cổ phiếu Saigonbank đang 'đắt hàng' hơn của Tài chính Xi măng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có Giấy phép về việc thành lập và hoạt động Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt.

Theo đó, Công ty tài chính cổ phần Xi Măng (CFC) đổi tên thành Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt (VietCredit Finance Company). Vốn điều lệ của công ty được giữ nguyên hơn 604,9 tỷ đồng với thời hạn hoạt động 50 năm kể từ ngày 29/5/2008.

Tính đến cuối 2017, tổng tài sản của CFC hơn 1.937 tỷ đồng, giảm hơn 4% so với đầu năm. Cho vay khách hàng hơn 709 tỷ đồng, giảm 15%. Tiền gửi khách hàng hơn 4 tỷ đồng, giảm hơn 26%.

Kết quả kinh doanh 2017 của CFC cũng không mấy tích cực khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của CFC giảm tới hơn 80% so với năm trước, chỉ gần 10,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ khoản trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2017 không đáng kể so với năm trước, CFC vẫn lãi sau thuế 9,4 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với năm trước.

Cuối 2017, một trong hai cổ đông sáng lập là Vietcombank bán 6,6 triệu cổ phần (10,91% vốn), thoái toàn bộ vốn khỏi CFC. Trước đó, cổ đông lớn của CFC là Ngân hàng Bản Việt cũng rút vốn khỏi công ty. Tính đến thời điểm hiện tại, cổ đông lớn duy nhất của CFC là Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM).

tai chinh xi mang muon thay ten doi phan tro thanh vietcredit
HÌnh minh hoạ.

Theo Giấy phép, CFC sau đổi tên thành Tín Việt được thực hiện các hoạt động của công ty tài chính tổng hợp theo quy định.

Cụ thể, Tín Việt được phép huy động vốn dưới các hình thức nhận tiền gửi của tổ chức; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức; vay vốn của TCTD, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật NHNN Việt Nam.

Tín Việt được phép cấp tín dụng dưới các hình thức cho vay (cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng); chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng, các giấy tờ có giá khác; Bảo lãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán; cho thuê tài chính; các hình thức cấp tín dụng khác (sau khi được NHNN chấp thuận).

Bên cạnh đó, công ty được thực hiện các hoạt động khác như mở tài khoản tiền gửi tại NHNN; Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối; Mở tài khoản tiền gửi và quản lý tiền vay cho khách hàng; Góp vốn, mua cổ phần theo quy định của NHNN; Tiếp nhận vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động đầu tư vào các dự án sản xuất, kinh doanh, cấp tín dụng được phép, ủy thác vốn cho tổ chức tín dụng thực hiện cấp.

Xem thêm

Tuệ An