Tái cấu trúc ngân hàng, đi từ dàn lãnh đạo cấp cao
Tái cấu trúc ngân hàng, phải đi từ dàn lãnh đạo cấp cao? |
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là mục tiêu xuyên suốt trong thời gian qua của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Với định hướng đó, nhiều ngân hàng đã có những bước chuyển mình mới để hướng tới xây dựng hệ thống ngân hàng minh bạch và khoẻ mạnh.
Trong đó, vấn đề nhân sự là một trong những vấn đề được các ngân hàng đặt lên hàng đầu. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, xử lý nợ xấu trở thành vấn đề cấp bách của nền kinh tế, bên cạnh đó là tăng vốn, mua bán sáp nhập, lộ trình áp dụng Basel II...
Nhiều sếp ngân hàng vướng vòng lao lý trong năm qua |
Từ sau mùa đại hội cổ đông thường niên 2017, các ngân hàng liên tiếp thay thế nhân sự chủ chốt. Đây được xem là một trong những quyết định chiến lược ảnh hưởng đến định hướng phát triển, dàn nhân sự mới được kỳ vọng sẽ mang lại làn gió mới cho ngân hàng. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, đó là dấu hiệu của giai đoạn tái cơ cấu mới của hệ thống ngân hàng.
Eximbank: SMBC tham gia sâu hơn vào quản trị, khôi phục lòng tin cho cổ đông
Vào giữa tháng 6, Eximbank quyết định bổ nhiệm ông Đặng Anh Mai và ông Yasuhiro Saitoh giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Eximbank nhiệm kỳ 2015 - 2020. Một cá nhân người Nhật Bản khác là ông Yutaka Moriwaki cũng được bầu làm thành viên HĐQT, đại diện phần vốn góp của cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation - SMBC tại Eximbank.
Eximbank bổ nhiệm hai Phó Chủ tịch HĐQT | |
ĐHĐCĐ Eximbank: Không thông qua tờ trình thù lao BKS và chỉnh sửa liên quan Eximland |
Việc tham gia thêm của các nhân sự người Nhật có thể cho thấy SMBC đang tích cực tham gia hơn vào quá trình tái cơ cấu tại Eximbank. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng từng bày tỏ mong muốn SMBC tham gia tái cơ cấu, xây dựng ngân hàng Eximbank phát triển vững mạnh.
Ông Ryuji Nishisaki Giám đốc điều hành, Chủ tịch SMBC khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, SMBC rất quan tâm tới tiến trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và sẽ tập trung thực hiện tái cơ cấu thành công Eximbank trong thời gian tới.
Trước đó, vấn đề mâu thuẫn về lợi ích giữa cá nhóm cổ đông nội bộ Eximbank đã khiến cho quá trình tái cơ cấu ngân hàng này diễn ra chậm chạp. Những lần tổ chức đại hội cổ đông năm 2015, 2016 kết thúc trong bế tắc, nhiều tờ trình không được thông qua. Những sai lầm diễn ra từ bộ máy quản trị cũ đã gây mất lòng tin cho cổ đông ngân hàng.
Eximbank có thể thoái sạch vốn tại Sacombank |
Năm 2016, lợi nhuận của Eximbank chỉ hoàn thành khoảng 40% kế hoạch năm. Nợ xấu tăng từ 1,86% cuối 2015 lên 2,95% cho dù ngân hàng đã xử lý được khoảng 50% nợ xấu vào nửa cuối 2016 thông qua bán nợ cho VAMC. Trước đó, lợi nhuận năm 2014 và 2015 của Eximbank bị điều chỉnh hồi tố từ lãi xuống lỗ hơn 800 tỷ đồng.
Việc tham gia sâu hơn vào quản trị của SMBC được kỳ vọng là hướng đi đúng đắn khi lòng tin của cổ đông vào các cổ đông vào thành viên HĐQT cũ bị lung lay.
Sacombank: Nhân sự mới tập trung vào xử lý nợ xấu
Sacombank thực hiện sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam từ năm 2015, nhưng sau hai năm tái cơ cấu, lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu tăng cao, nhân sự bất ổn,… Liên tiếp khó khăn khiến Sacombank từ một ngân hàng dẫn đầu ngoài quốc doanh thành một trong những tụ điểm nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Những biến động lớn về nhân sự trong thời gian qua của Sacombank được đánh giá là một bước tiến mới trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng. Đặc biệt là sự có mặt của ông Dương Công Minh – một đại gia về lĩnh vực bất động sản mang lại kỳ vọng cho nhiều người. Tuy cổ đông còn hoài nghi về sự xuất hiện của ông Minh nhưng thời gian sẽ kiểm chứng những gì đã hứa của vị tân Chủ tịch này.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm giữ chức Quyền Tổng Giám đốc Sacombank | |
ĐHCĐ Sacombank: Ông Dương Công Minh trúng cử Chủ tịch HĐQT |
Trước đó, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank Nguyễn Đức Hưởng cũng từng nhận xét ông Minh là người có đủ ba tiêu chuẩn ngồi ghế nóng Sacombank là: có tiền, có nghề bất động sản, có nghề ngân hàng.
Hai nhân sự từ VietcomBank cũng góp mặt trong HĐQT của Sacombank là bà Lê Thị Hoa – Thành viên HĐQT độc lập và ông Phạm Văn Phong – Phó Chủ tịch HĐQT. Ngay sau khi vào Sacombank, bà Hoa được cho nghỉ hưu sớm tại Vietcombank, nơi bà đã gắn bó gần 30 năm.
Ban điều hành của Sacombank cũng có sự thay đổi lớn khi bà Nguyễn Đức Thạch Diễm được bầu làm Tổng Giám đốc (TGĐ) thay thế cho ông Phan Huy Khang. Quyết định bổ nhiệm này đang được ngân hàng trình NHNN. Bà Diễm trước đó là Phó TGĐ phụ trách hoạt động xử lý nợ, nắm khoảng 0,004% vốn Sacombank.
Bên cạnh đó, Sacombank chấm dứt hợp đồng lao động đối với Phó TGĐ phụ trách mảng quản lý rủi ro Hà Tôn Trung Hạnh, để điều chuyển làm Thành viên Ban Kiểm soát.
Có thể thấy lãnh đạo cấp cao của Sacombank hiện nay đều là những người từng chuyên trách các hoạt động liên quan đến xử lý nợ xấu, quản trị rủi ro, những vấn đề cấp bách của Sacombank hiện nay.
Nhiều ngân hàng thay lãnh đạo cấp cao
Cùng với chuyển động nhân sự tại hai ngân hàng nằm trong điểm nóng tái cơ cấu, nhiều ngân hàng khác cũng có động thái "thay máu" nhân sự cấp cao.
Gần đây nhất, TGĐ SeABank Đặng Bảo Khánh từ nhiệm sau 8 năm gắn bó. Thay vào đó, Phó Chủ tịch Lê Văn Tần kiêm nhiệm thêm chức Phó TGĐ Phụ trách của SeABank. Ông Tần là một trong những cánh tay đắc lực của bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch SeABank khi ông Tần còn là Phó Chủ tịch HĐQT thường trực Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam (nơi bà Nga làm Chủ tịch).
Trước đó, tại Ngân hàng TMCP Sài gòn Công thương (Saigonbank), Thành viên HĐQT Vũ Quang Lãm được bầu làm TGĐ thay thế cho bà Trần Thị Việt Ánh. Bà Ánh đã tham gia điều hành tại Saigonbank từ những năm 1994 và rời chức vụ để nghỉ hưu theo chế độ. Ngoài chức vụ tại Saigonbank, ông Vũ Quang Lãm còn là Phó TGĐ Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP HCM (HFIC).
Tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), ông Nguyễn Đức Hưởng được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay thế cho ông Dương Công Minh. Ông Hưởng từng Phó Chủ tịch LienVietPostBank và là ứng viên cho vị trí ghế nóng tại Sacombank, nhưng vì lý do cá nhân ông xin rút khỏi danh sách ứng viên. Ông Hưởng là cán bộ của NHNN, ông tham gia điều hành tại LienVietPostBank từ năm 2007.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng xuất hiện những gương mặt mới đảm nhiệm chức vụ Phó TGĐ như ông Hồ Phan Hải Triều tại VietBank; ông Lê Văn Bé Mười tại Ngân hàng Bản Việt; ông Hiroshi Yamaguchi được bổ nhiệm thay thế ông Hiroyuki Nagata tại VietinBank,...
Hồi tháng 5, Techcombank miễn nhiệm hai Phó TGĐ là ông Nguyễn Cảnh Vinh phụ trách xử lý nợ và ông Phạm Quang Thắng. Hiện ban điều hành của Techcombank còn duy nhất một Phó TGĐ là ông Đỗ Tuấn Anh phụ trách Khối tuân thủ, quản trị rủi ro hoạt động và pháp chế.
HSC: Ngành ngân hàng có nhiều triển vọng trong vài năm tới
Triển vọng ngành ngân hàng thể hiện từ dự báo kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2017, thêm nhiều ngân hàng niêm yết, ... |
Năm 2017, Sacombank đặt mục tiêu nợ xấu dưới 1%, lợi nhuận trên 580 tỷ đồng
Mục tiêu trọng tâm của năm 2017 là thực hiện đề án tái cấu trúc 2016 - 2025. Trong vòng 3 năm phải giải quyết ... |
Cổ phiếu ngân hàng không dễ có người mua
Các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước vẫn đang trong lộ trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành, trong đó ngân hàng là một trong ... |