ĐHĐCĐ Eximbank: Không thông qua tờ trình thù lao BKS và chỉnh sửa liên quan Eximland
Sáng nay (21/4), Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – Eximbank (Mã: EIB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2017.
Có 3/17 tờ trình không được đại hội thông qua gồm Tờ trình thù lao BKS năm 2017, Tờ trình về phương án khắc phục chỉnh sửa liên quan đến hồ sơ Công ty Cổ phần Bất động sản Exim - Eximland, Tờ trình về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ Eximbank.
Thông qua bổ nhiệm ông Yutaka Moriwaki vào HĐQT
55,2% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đồng ý bầu ông Yutaka Moriwaki (đại diện phần vốn góp của cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation - SMBC vào HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Đại hội thảo luận
Cổ đông được nghe nhiều về minh bạch nhưng cổ đông muốn nghe cụ thể họ tên người vi phạm trong kết luận thanh tra?
Nội dung thanh tra rất dài nên HĐQT không tiện công bố, nếu cổ đông muốn biết có thể đến trụ sở ngân hàng.
Ngay khi có kết luận thanh tra, Eximbank đã thành lập ban xử lý chuyên biệt và đều có báo cáo hàng tháng.
Quý 1/2017 kinh doanh như thế nào?
Năm 2017 Eximbank tập trung vào lĩnh vực thế mạnh cốt lõi, xử lý tồn đọng của ngân hàng. Đến 31/3/2017, tỷ lệ vốn ngắn cho vay trung dài hạn giảm từ 55% xuống 45%. Huy động vốn tăng trưởng 7,7% so với cuối 2016, thực hiện một nửa kế hoạch năm.
Tín dụng trong 3 tháng đầu năm không tăng trưởng, trong đó thu hồi trước hạn khoảng 500 tỷ đồng theo kết luận thanh tra NHNN.
Kết quả kinh doanh đến hết tháng 3, lợi nhuận đạt 168 tỷ đồng, không cao do Eximbank phải trích dự phòng khá lớn chuyển nợ xấu từ các năm trước.
Rút tờ trình từ nhiệm chức thành viên HĐQT của ông Cao Xuân Ninh là theo yêu cầu cơ quan chức năng
Một cổ đông của Sacombank: HĐQT chấp thuận ông Cao Xuân Ninh không còn là thành viên HĐQT Eximbank từ tháng 4/2016. Theo quy định sau 6 tháng nếu ông Ninh không tại vị thì có thể tạo thành điều kiện miễn nhiệm chức danh này.
Ở góc độ HĐQT, việc ông Ninh chưa tham gia HĐQT trên 6 tháng chưa diễn ra, có thời gian ông Ninh tham gia mặc dù không liên tục. HĐQT Eximbank tổng hợp kết quả tham gia của ông Ninh báo cáo cho NHNN.
Nghị quyết HĐQT đưa ra đơn xin miễm nhiệm thành viên HĐQT của ông Ninh, việc rút đơn này tại đại hội nhằm mục đích đảm bảo hoạt động HĐQT, theo tình hình chung và yêu cầu của cơ quan chức năng chứ không phải HĐQT tự ý rút.
Eximbank vừa qua được thanh tra NHNN yêu cầu công khai minh bạch sai phạm và phải xử lý đến nơi đến chốn. Cổ đông dự đại hội nhằm bầu bổ sung HĐQT nhưng thực tế là bầu thay thế. Cổ đông nhận thấy Eximbank nên giữ nguyên số lượng 9 người như hiện tại.
Cổ đông đề xuất Eximbank không sáp nhập với bất cứ ngân hàng nào, việc này cần do NHNN quyết định. Cổ đông không muốn Eximbank phá sản.
Cổ đông kiến nghị HĐQT mới thực nghiêm kết luận số 34 của NHNN. Trong đó việc Eximland bán các bất động sản với giá mua và bán chưa đúng, đề nghị HĐQT xác định rõ khoản nào chưa đúng? Về phương án khắc phục hậu quả, Eximbank đưa ra chưa rõ ràng về tiến độ thực hiện và hoàn thành.
Cổ đông thấy năm 2014, 2015 HĐQT cũ chi vượt mức kế hoạch đại hội cổ đông cho phép gần 52 tỷ đồng. Cổ đông đề nghị HĐQT mới phải thu hồi bằng được số tiền này. Trong đó có ông Lê Văn Quyết là người từ nhiệm kỳ cũ, có liên quan trực tiếp đến vấn đề này.
HĐQT nhìn nhận những năm 2014, 2015 là những năm khó khăn, tình hình kinh doanh không thuận lợi. Xét thấy sự đóng góp của ban lãnh đạo, HĐQT xin ý kiến dành 10 tỷ đồng để trả thù lao cho các thành viên này, tuy nhiên không được cơ quan chức năng cho phép. Do đó, Eximbank trình cổ đông việc thu hồi lại 52 tỷ đồng chi vượt.
HĐQT cũ đã làm thất thoát tài sản lớn đối 2 cơ sở số 7 Lê Thị Hồng Gấm và Nguyễn Chí Thanh, cổ đông kiến nghị Eximbank khẩn trương đưa vào khai thác thay vì đi thuê đất làm trụ sở.
Đây là vấn đề HĐQT cũng rất bức xúc nhưng cũng rất phức tạp, thủ tục tư vấn vẫn chưa xong. Chi phí xây dựng tương đối lớn nên cần khảo sát kỹ lưỡng. Eximbank đã thuê 1 công ty tư vấn chuyên ngành để xác định mức chi đầu tư.
Cụ thể, Eximbank thuê Savills tư vấn thực trạng đất để đưa ra chi phí đầu tư tối thiểu. Hiện giai đoạn tư vấn đã hoàn tất và bắt đầu sửa chữa cơ sở Lê Thị Hồng Gấm
Eximbank phải sâu sát thay đổi ngành nghề, đừng để tình trạng nhiều năm qua cổ đông không được chia cổ tức.
Hơn 3 năm qua Eximbank chưa có cổ tức, ban điều hành cũng đã nhìn nhận điều này và đang cố gắng khắc phục những tồn đọng. HĐQT cần thời gian khoảng 1 năm để khắc phục thì mới nói đến việc chia cổ tức.
Việc bù đắp lỗ lũy kế hằng năm song song với chia cổ tức Eximbank sẽ trình cơ quan chức năng xem xét nhưng về cơ bản, việc này sẽ rất khó.
Những năm tới lợi nhuận Eximbank không cao nhưng thù lao lại tăng?
Những tồn đọng của Eximbank đã bào mòn lợi nhuận Ngân hàng, trong khi đó công việc xử lý của HĐQT rất nặng. Nếu lấy lợi nhuận so sánh với thù lao thì rất khó cho HĐQT, mong cổ đông thông cảm và chia sẻ.
Đại hội bắt đầu
ĐHĐCĐ thường niên 2017 của Eximbank với sự tham gia của trên 90% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. (Ảnh: Tiến Vũ). |
Rút 4 tờ trình đại hội
Ngay tại đại hội, Eximbank cho biết, sau khi công bố dự thảo lần 1 về nội dung ĐHĐCĐ vào ngày 05/04, Ngân hàng đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cổ đông và nhóm cổ đông sở hữu từ 10% trở lên về việc rút ngắn thời lượng họp đại hội và ưu tiên các nội dung cần trình.
Qua đó Eximbank công bố dự thảo lần 2. Trong đó, Ngân hàng rút 4 tờ trình gồm xử lý thù lao của HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2013, 2014 và 2015; tờ trình chuyển nhượng toàn bộ 165 triệu cổ phần (9.16% vốn) Sacombank; tờ trình miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với ông Cao Xuân Ninh và tờ trình xin chuyển địa điểm trụ sở Eximbank.
Thay thế đại diện SMBC trong HĐQT
Trước đó ngày 18/4, Hội đồng quản trị Eximbank đã chấp thuận đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT đối với ông Naoki Nishizawa - đại diện phần vốn góp của cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) tại Eximbank.
Đại diện cổ đông ngoại chiến lược của Eximbank từ nhiệm
Ông Naoki Nishizawa - Thành viên HĐQT, đại diện phần vốn góp của cổ đông chiến lược nước ngoài Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation ... |
Ông Yutaka Moriwaki. |
Tối 20/4, ngay trước thềm đại hội diễn ra, Eximbank công bố tờ trình cổ đông bổ sung ông Yutaka Moriwaki làm thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015 – 2020 và đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chấp thuận vào cùng ngày.
Còn 3 hồ sơ ứng viên tham gia ứng cử vào HĐQT Eximbank thông báo trước đó không nằm trong chương trình đại hội lần này.
Ông Yutaka Moriwaki không nắm cổ phiếu EIB, tuy nhiên được cổ đông SMBC đề cử với số cổ phần biểu quyết chiếm 10.05%. Ông sinh năm 1963, có quốc tịch Nhật Bản, hiện là Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng Ban quản lý dự án tái cấu trúc và chiến lược Eximbank. Trước đó, ông từng là Giám đốc Phòng giải pháp tài chính châu Á của Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation.
Tại đại hội thường niên lần này, vấn đề nhân sự được dự báo sẽ nhận rất nhiều quan tâm của cổ đông.
Ngày 11/4/2016, HĐQT Eximbank đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2015 – 2020 của ông Cao Xuân Ninh, chức danh này sẽ được miễn nhiệm theo quyết định của đại hội đồng cổ đông năm nay. |
Kế hoạch lãi trước thuế 600 tỷ đồng
Trong năm 2017, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 16%; huy động vốn đạt 120.000 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2016.
Eximbank tính 'đòi lại' 52 tỷ đồng thù lao đã trả cho sếp cũ | |
Eximbank có thể thoái sạch vốn tại Sacombank |
Về hoạt động tín dụng dự kiến mức tăng trưởng là 14%, dư nợ cấp tín dụng đạt 108.875 tỷ đồng. Công tác xử lý nợ xấu cũng được xem là vấn đề trọng tâm trong năm để duy trì lệ nợ xấu dưới 3%, lợi nhuận trước thuế ước 600 tỷ đồng.
Tính đến cuối 2016, Eximbank lỗ lũy kế hơn 460 tỷ đồng, do đó toàn bộ lợi nhuận 296 của năm sẽ được giữ lại và không chia cổ tức.
Tái cấu trúc và đổi logo Ngân hàng
Logo mới của EXximbank. |
Ban chỉ đạo tái cấu trúc và chiến lược Eximbank được thành lập ngày 24/10/2016 đã trình HĐQT Ngân hàng thông qua định hướng tái cấu trúc thành Eximbank Mới. Đây là dự án tái cấu trúc và chiến lược Eximbank giai đoạn từ 2016-2020.
Theo đó, Ngân hàng cũng đổi logo mới.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/