|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tác giả 'Cha giàu Cha nghèo': Giáo dục tài chính là cơ sở giúp kinh doanh và làm giàu

07:19 | 24/09/2021
Chia sẻ
Tác giả cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu Cha nghèo” Robert Kiyosaki đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của giáo dục tài chính, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng.

Chuyên gia tài chính hàng đầu thế giới, doanh nhân và tác giả cuốn sách bán chạy nhất “Rich Dad Poor Dad” (Cha giàu Cha nghèo) Robert Kiyosaki đã có những chia sẻ ý nghĩa về các tác động của giáo dục tài chính đối với quản lý tài chính cá nhân nói riêng cũng như trong kinh doanh và làm giàu nói chung.

Học cách quản lý tài chính khôn ngoan giúp bạn tự chủ

Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về siêu tăng trưởng lần thứ 4 của Success Gyan đã nói rằng: "Nếu bạn không thể tin tưởng vào đồng USD của mình, hãy tin tưởng vào kiến thức của bạn". 

Ông đã tiết lộ bí mật của riêng mình về các khoản đầu tư tài sản, làm thế nào bản thân trở nên giàu có và tại sao "mọi thứ bạn được dạy ở trường có thể khiến bạn nghèo đi".

Tác giả "Cha giàu Cha nghèo": Giáo dục tài chính giúp làm giàu nhanh - Ảnh 1.

Ông Kiyosaki nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học quản lý tài chính. (Nguồn: Getty Image)

Kiyosaki, người sáng lập Rich Global LLC và Rich Dad Company nói rằng mọi người đều có thể sống cuộc sống giàu có mà họ xứng đáng, chỉ bằng cách kiểm soát tài chính trong tương lai. 

Nhắc lại rằng hiện tại là "thời điểm rất quan trọng để bạn tìm hiểu về tài chính cá nhân", ông đi sâu vào câu chuyện đằng sau “Cha giàu Cha nghèo”, một người cha giàu không được đào tạo chính thức của mình, người đã học về tiền trong thế giới thực; và người cha nghèo "thông minh, có học thức", người đã khuyên Kiyosaki "đi học và kiếm việc làm".

Phát biểu trước 15.000 người tham dự Hội nghị thượng đỉnh về siêu tăng trưởng, Kiyosaki khẳng định: "Hầu hết mọi người đều đi học, kiếm việc làm và nộp thuế. Dòng tiền của bạn chảy ra. Bạn sẽ được bảo mua nhà, nhưng dòng tiền chảy ra như một khoản thế chấp lại tiếp tục được chuyển đến ngân hàng. 

Chìa khóa để trở nên giàu có là kiểm soát dòng tiền của bạn. Không được đào tạo về tài chính là lý do tại sao hầu hết mọi người không thể thành công làm giàu. Có rất nhiều thứ bạn được dạy ở trường đều khiến bạn nghèo đi”.

Các bài học tài chính mà tác giả Kiyosaki chia sẻ được truyền cảm hứng từ cuộc sống cá nhân và các khoản đầu tư của chính ông, liên tục nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc "rèn luyện trí óc để suy nghĩ như một người giàu". 

Đi sâu vào những lời dạy trong cuốn sách của mình, “Cashflow Quadrant - ESBI”, ông nói: "Vấn đề với việc đi học là ở trường sẽ đào tạo bạn trở thành một nhân viên (E) hoặc tự kinh doanh (S-bác sĩ, luật sư )”. Trong khi đó, nếu muốn giàu có thì bạn nên đặt mục tiêu, cách tư duy trở thành B-Chủ sở hữu doanh nghiệp và I - Nhà đầu tư).

Chia sẻ về lời khuyên triệu USD theo đúng nghĩa đen là gì, Kiyosaki cho biết: "Điều tôi quyết định là đầu tư trên 4 loại tài sản cơ bản: Kinh doanh (Những người giàu nhất trên Trái đất là những người kinh doanh); bất động sản; tài sản giấy, chẳng hạn như cổ phiếu và hàng hóa như vàng, bạc, bitcoin hay dầu mỏ. 

Vì tôi có nhiều tài sản nên tôi không phải trả bất kỳ khoản thuế nào. Bí quyết với bất động sản là nợ. Tôi dùng nợ để mua bất động sản, nó đưa tiền vào túi của tôi và tôi không phải trả thuế. Đó là giáo dục tài chính, hợp pháp về mặt pháp lý”.

"Lý do khiến mọi người giàu có chính là mạng lưới. Các chủ doanh nghiệp xây dựng mạng lưới, và các nhà đầu tư bên trong cũng đầu tư vào mạng lưới. Khi Warren Buffett đầu tư, ông ấy đầu tư vào thương hiệu. 

Những gì tôi làm hôm nay là xây dựng doanh nghiệp, mua bất động sản, nhưng tôi không đầu tư vào Phố Wall vì tôi không tin tưởng vào nó. Những gì tôi có là vàng, bạc và bitcoin”. 

Ông Surendran J, người sáng lập và giám đốc điều hành của Success Gyan - đơn vị tổ chức hội nghị nói rằng: "Hội nghị thượng đỉnh về siêu tăng trưởng của Success Gyan trao quyền cho các cá nhân có khả năng thay đổi cuộc sống của họ với sự trợ giúp của người đào tạo đẳng cấp thế giới. Đào tạo tương tác trực tiếp là phương pháp học tập mà chúng tôi theo dõi ở đây”.

Thu Phương