Tác động của dịch ASF tại Trung Quốc lan sang cả châu Âu
Người chăn nuôi tại Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác đang chật vật với sự bùng phát của dịch ASF, theo đó làm tăng nhu cầu đối với thịt nhập khẩu.
Các nhà sản xuất tại Liên minh châu Âu (EU), nhà xuất khẩu hàng đầu thế igới, là một trong số những người thắng lợi lớn nhất trong năm nya, với doanh số bán hàng sang Trung Quốc tăng 43% trong tháng 5.
Trong khi điều này mang lại lợi thế cho người chăn nuôi heo, nó cũng làm tăng chi phí cho người tiêu dùng châu Âu.
Giá thịt heo tại Đan Mạch ghi nhận mức cao nhất kể từ năm 2017 và tại Tây Ban Nha, giá thịt heo lên cao nhất trong một thập kỉ, dữ liệu chính phủ cho thấy.
Còn tại Pháp, một nhóm các nhà chế biến và giết mổ đã gọi xu hướng này của giá heo là một cuộc khủng hoảng, với nhiều thành viên cho biết phải đàm phán lại giá với các nhà bán lẻ để trang trải chi phí gia tăng.
Giá bán buôn tăng không phản ánh ngay lập tức lên giá bán, nhưng có thể khiến các cửa hàng khó có thể giảm giá sản phẩm xúc xích trong mùa hè.
"Trong mùa thịt nướng, các cửa hàng thường dùng thịt heo giá rẻ để thu hút người tiêu dùng", ông Rupert Claxton, giám đốc về mảng thịt tại công ty tư vấn Gira.
Người dân EU là một trong số những nhà tiêu thu thịt heo hàng đầu thế giới, và giá có thể duy trì ở mức cao trong một thời gian dài, theo Bloomberg.
Xuất khẩu của khối liên minh có thể tăng khoảng 12% trong năm nay và năm sau vì Trung Quốc thu mua nhiều hơn, Ủy ban châu Âu dự báo, và tiêu thụ trong nước sẽ giảm khi một số người tiêu dùng tìm đến những lựa chọn giá rẻ hơn như thịt gà.
Theo Bộ Nông nghiệp Pháp, tác động của sự sụt giảm đàn heo tại Trung Quốc đối với giá thịt heo toàn cầu có thể tiếp tục trong nhiều tháng tới.