|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Gần 700 cổ phiếu tăng giá, VN-Index áp sát vùng 1.290 điểm

15:52 | 19/02/2025
Chia sẻ
Chỉ số đại diện thị trường chứng khoán kết phiên 19/2 tại vùng giá cao nhất 1.288,56 điểm, tăng 10,42 điểm, tương đương tăng 0,82% so với phiên trước. Đây là vùng điểm của nhất trong hơn 4 tháng của chỉ số (kể từ 1/10/2024 - 1.292,2 điểm). Số lượng tăng trên toàn thị trường là 678 mã.

VN-Index kết phiên 19/2 tại vùng cao nhất trong hơn 4 tháng . (Biểu đồ: TradingView).

Phiên chiều

Tâm lý lạc quan của nhà đầu tư gia tăng trong phiên chiều. Sắc xanh hoàn toàn chiếm thế chủ đạo. Trên HOSE, số mã tăng từ 298 tại phiên sáng nâng lên thành 349 mã trong phiên chiều, trong khi 119 mã giảm và 68 mã đi ngang. HNX và UPCoM cũng ghi nhận 116 và 213 mã tăng giá, đều cao hơn đáng kể so với phiên sáng.

Hầu hết các nhóm ngành chính của thị trường đều tăng. Ở nhóm bất động sản, SIP, TCH, VRC, TDH tăng trần; KHG và CEO tăng gần 7%; NTL, HTN tăng hơn 4%; SCR, HPX, LDG, DXG, IDC, SZC, LSG, AGG, NDN, KBC, CCLG, NLG tăng 3-4%;...

Sắc xanh lan tỏa nhóm tài chính trong phiên chiều. Ngân hàng ghi nhận EIB của Eximbank tăng tốt nhất với 5,1%, theo sau là BAB tăng 3,3%, OCB tăng 1,7%, SGB tăng 1,5%. Các mã vốn hóa lớn hầu hết tăng 0-1% như TCB, BID, VIB, MBB, TPB, VPB...

Nhóm chứng khoán cũng đồng loạt tăng, song nổi bật lại là các mã vốn hóa nhỏ như WSS, CSI, TVS, HBS, BMS... với 2-4%. Các ông lớn như SSI, VND, HCM, VDS, SHS... tăng trên dưới 1%.

Tương tự, nhóm thép cũng ghi nhận BCA tăng hơn 13%, VGS tăng 3,9%, trong khi NKG chỉ tăng 0,7% còn HSG và HPG trên dưới tham chiếu.

Khai thác khoáng sản tiếp tục hụt hơi trong phiên chiều. Khi HGM nối tiếp KSV giảm sàn (giảm 10%). Bên cạnh đó, MIC nới rộng lên giảm 14%;KCB giảm 13%; KCB giảm 12%; MTA giảm 7,7%. Chiều ngược lại, BKC và YBM giữ vững giá trần; BMC và FCM tăng 2,7% và 2%.

Ở nhóm năng lượng, REE tăng trần, đồng thời góp mặt vào Top 10 cổ phiếu kéo tăng VN-Index nhất phiên, với 0,56 điểm.

Bên cạnh REE còn có GVR, BID, EIB, MWG, BCM, MSN, TCB, GAS, SIP. Tổng cổng 10 mã này đóng góp 4,9 điểm cho chỉ số. Ngược lại, GEE, BVH, SSB, HPG, SJS, CTR, IMP, DBD, BWE, TMS ghìm chân VN-Index tổng cộng 0,7 điểm.

VN30-Index duy trì tăng hơn 7 điểm như phiên sáng, đóng cửa tại 1.344,64 điểm. Số lượng mã tăng tiến lên 26 mã (so với 24 của phiên sáng), bên cạnh VJC đi ngang và HPG, SSB và BVH giảm giá.

Về thanh khoản, giao dịch phiên chiều trở nên sôi động hơn so với phiên sáng. Giá trị giao dịch cả phiên của HOSE đạt khoảng 17.500 tỷ đồng (phiên sáng khoảng 8.200 tỷ đồng, phiên chiều khoảng 9.300 tỷ đồng), tương đương với khối lượng hơm 814 triệu đơn vị.

HNX và UPCoM ghi nhận giá trị giao dịch phiên đạt lần lượt 1.609 tỷ đồng và 965 tỷ đồng.

Điểm tích cực nữa là khối ngoại đã quay đầu mua ròng sau 12 lphiene liên tục bán ròng. Trên HOSE, từ vị thế bán ròng 164 tỷ đồng phiên sáng, khối này quay ngược mua ròng, và giá trị mua ròng cả phiên đạt 354 tỷ đồng. Họ cũng mua ròng 64 tỷ đồng trên HNX nhưng tiếp tục bán ròng gần 22 tỷ đồng tại UPCoM.

Các mã được mua ròng lớn nhất kể đến SHS, OCB, TCH, FPT, SIP, DBC, với giá trị 43- 60 tỷ đồng. Ngược lại, áp lực bán ròng lớn nhất ghi nhận tại NLG, HHS, VCB, GMD, SSI, SAB, với giá trị 24 – 40 tỷ đồng

Phiên sáng 

Không còn những cú bứt phá ngay từ đầu phiên, đa phần cổ phiếu lĩnh vực khai thác khoáng sản đã giảm sâu trong phiên sáng 19/2.

Tính đến hết phiên sáng, KCB, MIC, MSR, KSV, HGM, MTA đồng loạt chìm trong sắc đỏ. KSV giảm sàn (giảm 10%), MSR, MIC, KCB giảm 11-12%, MTA giảm 1%. Ngược lại, BKC và YBM vẫn tăng trần; FCM tăng hơn 2%, MTA từ giảm chuyển sang tăng 1% về cuối phiên sáng.

Đà tăng của cổ phiếu khoáng sản đã có dấu hiệu chững lại từ phiên 18/2. Cụ thể, phiên trước, KSV, HGM cùng giảm sàn, MSR giảm 7%, BMC giảm gần 5%, MTA giảm hơn 3%; KCB giảm nhẹ dưới tham chiếu; trong khi FCM, BKC và YBM tăng trần.

Kết quả giao dịch khớp lệnh phiên sáng 19/2 của một số cổ phiếu khoáng sản. (Nguồn: SSI).

Về mặt thanh khoản, phiên sáng 19/2, các mã đang được khớp lệnh nhiều nhất gồm MSR (2 triệu cp), FCM (1 triệu cp), BMC (hơn 230.000 cp), các mã còn lại được giao dịch dưới 100.000 đơn vị.

Hạ nhiệt hai phiên, song nhiều cổ phiếu nêu trên đã tăng hàng chục đến hàng trăm phần trăm qua ba tháng gần nhất. Thậm chí, FCM, BKC hay YBM vẫn chưa quay đầu.

Diễn biến này đặt trong bối cảnh thị trường chung đang tương đối tích cực. VN-Index đã tăng hơn 5 điểm phiên 18/2 và tiếp tục tiến gần 8 điểm vào sáng 19/2, lên gần 1.286 điểm - vùng cao nhất 4 tháng.

Thanh khoản liên tục cải thiện so với giai đoạn trước Tết Nguyên đán. Sáng 19/2, giá trị giao dịch trên HOSE đạt hơn gần 8.200 tỷ đồng, HNX và UPCoM cũng ghi nhận lần lượt 773 tỷ đồng 488 tỷ đồng.

Sắc xanh phủ khắp sàn HOSE với 298 mã tăng, áp đảo so với 120 mã giảm và 82 mã đi ngang. HNX và UPCoM cũng ghi nhận lần lượt 94 và 158 mã tăng.

REE tăng trần và hỗ trợ tốt nhất cho chỉ số chung, với 0,6 điểm kéo tăng. Theo sau là GVR, MWG, MSN, BCM và 5 cổ phiếu ngân hàng BID, CTG, VPB, TCB và LPB. Ngược lại, FPT giảm giá 0,4% và ghìm chân VN-Index nhiều nhất với 0,2 điểm, cùng GEE, CTR, BVH, SJS, VTP, FRT, DGC, MSH, TMS.

VN30-Index tăng hơn 7 điểm lên 1.344,5 điểm. Rổ VN30 có 24 mã tăng, 2 mã giảm (FPT và BVH) và 4 mã đi ngang (HPG, SAB, VCB, VJC).

Về khối ngoại, họ duy trì bán ròng 164 tỷ đồng trên HOSE trong phiên sáng, tương ứng với gần 4 triệu đơn vị. Khối này tập trung bán DGC, HHS, DPM, NLG, CTG, với 23 - 33 tỷ đồng. Ngược lại, SIP, MSN, TCH được mua vào nhiều nhất, với 24 - 29 tỷ đồng.

 Diễn biến VN-Index qua nửa năm (đến sáng 19/2). (Biểu đồ: TradingView).

Xuân Nghĩa

TS. Nguyễn Tú Anh: 'Tăng trưởng tín dụng 16% nếu tăng trưởng GDP thấp sẽ gia tăng rủi ro nợ xấu'
Theo Chuyên gia Nguyễn Tú Anh, khi chúng ta cố gắng thúc đẩy tín dụng nhưng nếu kinh tế tăng trưởng thấp thì sức ép tăng trưởng cao cũng có thể khiến rủi ro về nợ xấu sẽ gia tăng.