|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sức hút 'khó cưỡng' của năng lượng tái tạo Việt Nam đối với các quĩ đầu tư

14:58 | 27/08/2019
Chia sẻ
Sự quan tâm của các quĩ đầu tư đối với các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam ngày một lớn. Trong một khoảng thời gian dài, Việt Nam lệ thuộc lớn vào thủy và nhiệt điện và đang khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào nguồn năng lượng thay thế.

Sức hấp dẫn của năng lượng tái tạo

Theo Financial Timesnăng lượng tái tạo nổi lên như một trong những lĩnh vực có sức hút đầu tư lớn nhất trong năm 2019 sau fintech và giáo dục, theo khảo sát của công ty Grant Thorton.

https___s3-ap-northeast-1

Ảnh: Reuters

Bước tăng trưởng này khá lớn bởi trong năm 2018, năng lượng tái tạo chỉ đứng thứ 10 trong top lĩnh vực thu hút đầu tư. Năm nay, ngành này thậm chí đã vượt qua cả các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, thương mại điện tử và logistics.

"100% các nhà đầu tư nước ngoài cho được cấp phép cho các dự án năng lượng tái tạo. Các dự án điện gió, điện mặt trời đang bùng nổ và trở nên sôi động hơn bất cứ ngành nào mà tôi đã từng được chứng kiến trong suốt 28 năm việc tại đây", ông Fred Burke, Đối tác quản tại Baker & McKenzie Việt Nam, cho biết.

Việt Nam đã đưa ra mức thuế ưu đãi đối với các dự án năng lượng xanh và công bố kế hoạch phát triển nguồn năng lượng quốc gia nhằm hướng tới tạo ra nguồn năng lượng bền vững vào năm 2030. 

Ông Phạm Trọng Thực, nguyên Vụ trưởng Vụ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo, Tổng cục năng lượng, chia sẻ về cơ hội mở ra cho các công ty đã có kinh nghiệm trong công nghệ thủy điện, năng lượng gió, mặt trời, năng lượng sinh khối và khí gas sinh học.

"Mục tiêu của Việt Nam bao gồm tăng tỉ lệ giá trị thiết bị sản xuất nội địa trong lĩnh vực điện tái tạo lên 30% trong năm 2020 và 60% năm 2030. Đồng thời đến 2050, mục tiêu là có thể xuất khẩu các thiết bị trong sản xuất năng lượng tái tạo", ông Thực nói.

Theo Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), nhu cầu năng lượng của Việt Nam tăng trung bình 13%/năm kể từ năm 2000 và dự kiến tiếp tục tăng với tốc độ 8%/năm từ nay đến 2030.

Ông Thực cho biết thêm cơ quan ban ngành sẽ thành lập quĩ phát triển Năng lượng Bền vững, trích từ nguồn ngân sách quốc gia.

Hệ thống năng lượng Việt Nam sẽ cần khoản đầu tư khoảng 10 tỉ USD/năm đến năm 2030 nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Do đó, thách thức lớn được đặt ra là làm sao tìm được đối tác phù hợp với nguồn tài chính lớn.

Các quĩ đầu tư không bỏ qua cơ hội

Các quĩ đầu tư quốc gia và các tập đoàn lớn đã thâu tóm hoặc thành lập các công ty liên doanh như B.Grimm Power, Trina Solar, Schletter Group, Sunseap International, Gulf Energy Development, InfraCo Asia Development, GE Renewable Energy…

Song song với đó, các quĩ đầu tư như Dragon Capital cũng tham gia vào "cuộc chơi" mới đây rót vốn cho công ty Pacifico Energy Group. Ngoài ra, quĩ Vietnam-Oman Investment cũng đầu tư khoản tiền 48 triệu USD cho dự án điện năng lượng mặt trời BCG CME Long An 1.

Các quĩ lớn hơn cũng không bỏ lỡ cơ hội khi VinaCapital cho biết họ đang đánh giá tiềm năng của ngành. Tuy nhiên, Vinacaptal vẫn chưa "chốt" bất kì một thỏa thuận về điện tái tạo nào.

Macquarie Capital, công ty có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư các dự án năng lượng tái tạo của Australia cũng đang dự định đặt văn phòng tại Việt Nam. Văn phòng này sẽ chịu trách nhiệm nghiêm cứu các dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn.

H.Mĩ