|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sửa thông tư để 'sếp' doanh nghiệp lữ hành không phải đi học lại

20:40 | 22/06/2019
Chia sẻ
Cơ quan quản lý đang lấy ý kiến sửa đổi Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL. Nếu thông tư này được sửa đổi theo nội dung dự thảo dưới đây thì phần lớn rắc rối liên quan đến bằng cấp của người phụ trách lữ hành sẽ được tháo gỡ, đồng nghĩa với việc nhiều "sếp" của mảng này sẽ không phải đi học lại nhằm bổ sung bằng cấp để đủ điều kiện điều hành doanh nghiệp.
Sửa thông tư để 'sếp' doanh nghiệp lữ hành không phải đi học lại - Ảnh 1.

Du khách vui chơi tại một khu du lịch ở Bến Tre. Ảnh: Đào Loan

Luật Du lịch năm 2017 yêu cầu người phụ trách kinh doanh lữ hành nội địa phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành, nếu tốt nghiệp bậc học tương đương ở chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Với mảng quốc tế thì phải là bằng cao đẳng trở lên, nếu là chuyên ngành khác phải có chứng chỉ điều hành du lịch quốc tế.

Khi Thông tư 06, quy định một số chi tiết của Luật Du lịch có hiệu lực, rất nhiều doanh nghiệp đã phản ứng là quy định trên bất hợp lý, cho rằng rất nhiều người không có những bằng cấp này nhưng họ vẫn điều hành tốt, có kiến thức về ngành. Trong trường hợp không có bằng cấp, người đứng đầu cũng có thể thuê người có chuyên môn điều hành...

Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cho rằng không hợp lý khi buộc văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Với dự thảo sửa đổi, các chuyên ngành về lữ hành được mở rộng hơn, điều kiện để xem xét người đó có được đào tạo hay không cũng đơn giản hơn. Ngoài ra, các văn bằng do các trường đào tạo ở nước ngoài cấp cũng được thừa nhận rộng rãi hơn.

Cụ thể, trong khi Thông tư 06 quy định, chuyên ngành về lữ hành chỉ gồm 7 chuyên ngành là quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị lữ hành, điều hành tour du lịch, marketing du lịch, du lịch, du lịch lữ hành và quản lý và kinh doanh du lịch thì dự thảo sửa đổi có thêm ngành quản trị du lịch MICE, đặt giữ chỗ du lịch, đại lý lữ hành và hướng dẫn du lịch.

Thêm vào đó, các chuyên ngành về du lịch hoặc hướng dẫn về du lịch không thuộc những ngành vừa quy định ở trên cũng được xem là chuyên ngành về lữ hành.

Trong trường hợp bằng tốt nghiệp chưa thể hiện những chuyên ngành vừa kể trên thì bổ sung bản sao có chứng thực, bảng điểm hoặc phụ lục văn bằng, hoặc kết quả quá trình học tập để chứng minh chuyên ngành được đào tạo.

Thông tư 06 quy định "Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội" thì dự thảo sửa đổi ghi: "Bản sao văn bằng, bảng điểm, phụ lục văn bằng, kết quả quá trình học tập do cơ sở nước ngoài cấp được dịch ra tiếng Viết và được cơ quan có thẩm quyến chứng thực".

Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành từ ngày 1-2- 2018 nhưng có một số nội dung chuyển tiếp thời gian. Trong nội dung dự thảo sửa đổi, ngoài quy định liên quan đến bằng cấp lữ hành còn có những quy định liên quan đến hướng dẫn viên du lịch, các cơ sở đào tạo được tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch...

Theo Thông tư 06, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, là người giữ những chức danh như chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên,chủ tịch công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, tổng giám đốc, giám đốc hoặc phó giám đốc, trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành


Đào Loan

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.