|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Các doanh nghiệp sản xuất tìm đường chạy sang Đông Nam Á trước chính sách 'Zero COVID' của Trung Quốc

07:23 | 13/05/2022
Chia sẻ
Các doanh nghiệp Mỹ đứng trước nguy cơ thiệt hại khi thị trường Trung Quốc bị đánh gục bởi đại dịch. Có lẽ thị trường Đông Nam Á sẽ là sự thay thế cần thiết.
Sự suy yếu của Trung Quốc mang lại thời cơ cho Đông Nam Á - Ảnh 1.

Bên trong một nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. (Ảnh: Fair Observer).

Sự suy thoái kinh tế trong đại dịch qua khắp các ngành nghề chủ chốt tại Trung Quốc sẽ chắc chắn gây tổn thất nặng nề lên các doanh nghiệp Mỹ đang vận hành hay đặt nhà máy của họ tại đó, có lẽ các nhà sản xuất tại Đông Nam Á sẽ là một điểm tựa hoàn hảo trong thời thế khó khăn này, theo South China Morning Post.

Trung Quốc kỳ vọng mức tăng trưởng GDP của họ cho năm 2022 lên tới 5,5%, với dự tính con số xác thực lên tới khoảng 5,2%.

Sự tăng vụt số lượng các ca nhiễm COVID-19 tại khắp các thành phố ở Trung Quốc trong vài tháng qua đang tạo một áp lực khổng lồ lên nền kinh tế, khi các biện pháp giãn cách và thắt chặt di chuyển đã làm ngưng trệ bất cứ quá trình xây dựng cơ sở vật chất hay dây truyền sản xuất nào. Và sự trì trệ sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập đời sống, hay thậm chí là vị trí công việc của đa phần người dân Trung Quốc.

“Trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã trở thành một thị trường béo bở cho các doanh nghiệp Mỹ, từ Starbucks cho đến Apple.” Ông Zennon Kapron, chuyên gia tại Singapore, khẳng định “Nếu sự trì trệ này tiếp diễn, sự tổn thất này có lẽ sẽ không thể được cứu vãn, tại bất kỳ thị trường nào khác”.

Giá trị tiêu dùng tại Trung Quốc lên tới 44.000 tỷ Yuan (7.000 tỷ USD) vào năm 2021, tăng 12,5% so với năm trước đó. Quốc Vụ Viện Trung Quốc (tương tự Quốc hội - pv) dự báo rằng họ sẽ trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2025.

Từ những năm 1990s, Trung Quốc đã luôn là chốn sinh lời cho các doanh nghiệp cơ khí, thực phẩm, khách sạn và công nghệ điện tử hàng đầu của Mỹ. Nhưng mối quan hệ phát đạt này đã bị đe dọa từ khi đại dịch bùng nổ vào năm 2020, với tình hình tiến triển không mấy khả quan từ các chỉ số tiêu dùng.

Trong khi các doanh nghiệp bán lẻ vẫn đang im lặng và chờ đợi, các doanh nghiệp với nhu tìm kiếm nhà sản xuất lại đang nghiêng đầu về thị trường Đông Nam Á màu mỡ, với những cái tên chủ chốt như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, góp phần vào tổng giá trị thị trường lớn tới 3.800 tỷ USD. Trước mắt, có lẽ các nhà máy quần áo và điện máy sẽ là những vị trí được săn đón và chú trọng hơn cả.

Thị trường khổng lồ của Trung Quốc thường đẩy giá cả của hàng hóa xuống, khiến doanh nghiệp từ các nước bé hơn khó lòng cạnh tranh. Sự suy yếu của của Bắc Kinh chắc chắn sẽ là một cơ hội đầy tiềm năng cho những doanh nghiệp nhỏ đang kiên nhẫn đón đợi thời cơ của mình để vượt lên.

Nhưng đồng thời, sự suy giảm tiêu dùng cũng sẽ ảnh hưởng tới dây chuyền xuất khẩu của Việt Nam, khi Trung Quốc là một trong những khách hàng lớn nhất. Sự thiếu hụt nguyên liệu thô được xuất khẩu từ Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng không kém gì đến dây chuyền sản xuất qua khắp các ngành nghề, đặc biệt là máy móc và điện tử.

Trước tương lai không mấy vững chắc. Các tập đoàn của Mỹ vẫn đinh ninh về “lợi nhuận” mà họ đang đạt được tại Trung Quốc. Dù vậy, họ vẫn im lặng trước những câu hỏi về triển vọng đầu tư trong tương lai. Các chuyên gia cho rằng những doanh nghiệp Mỹ sẽ chẳng sớm gì vung tiền thêm vào thị trường này.

Trong khi đó, công ty hàng không khổng lồ của Mỹ - Boeing, bất chấp những lo ngại, tiếp tục khẳng định về tầm nhìn đầu tư lâu dài của họ với Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng Trung Quốc là thị trường máy bay lớn thứ hai thế giới, và được dự tính sẽ chiếm vị trí đứng đầu trong vài năm tới.

Boeing dự tính Trung Quốc sẽ cần tới 8700 chiếc máy bay, mang trị giá lên tới 1500 tỷ USD, qua đó khẳng định quan điểm về vai trò hợp tác của họ với cường quốc này trong nhiều năm tới nữa.

Hưng Phạm

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.