|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sự kiện thị trường ngoại hối tuần này (27/5 - 31/5): Tâm điểm là kì vọng Fed hạ lãi suất và Brexit sau tuyên bố từ chức của Thủ tướng Anh

08:30 | 27/05/2019
Chia sẻ
Tuần này, các nhà đầu tư sẽ quan sát chặt chẽ diễn biến Brexit hậu tuyên bố từ chức của Thủ tướng Theresa May, trong khi đồng USD suy yếu vào cuối tuần qua do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang khiến nhiều người kì vọng Fed hạ lãi suất.

Triển vọng thị trường ngoại hối tuần 27/5 - 31/5

Các diễn biến mới nhất trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ trong kì nghỉ lễ ngắn này.

Đồng thời, kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu, loạt dữ liệu kinh tế mới và cuộc khủng hoảng lãnh đạo ở Anh (nơi đang gia tăng khả năng Brexit không thỏa thuận) cũng sẽ nằm trong tầm ngắm của giới đầu tư.

Được biết, vào hôm 24/5, trong một tuyên bố đầy cảm xúc trên Phố Dowing bên cạnh nhân viên và chồng Phillip May, Thủ tướng Anh Theresa May nói rằng bà sẽ từ chức lãnh đạo đảng vào thứ 6 ngày 7/6, tuy nhiên vẫn giữ chức thủ tướng cho đến khi người kế nhiệm được chọn.

Sự kiện thị trường ngoại hối tuần này (27/5 - 31/5): Tâm điểm là kì vọng Fed hạ lãi suất và Brexit sau tuyên bố từ chức của Thủ tướng Anh - Ảnh 1.

Brexit sau tuyên bố từ chức của Thủ tướng Anh và kì vọng Fed hạ lãi suất là tâm điểm chính trên thị trường ngoại hối tuần này.

Tuyên bố này của bà May đã gây ra xáo trộn lớn cho nền kinh tế Anh cũng như thị trường ngoại hối toàn cầu. Tương lai của nước Anh vào cuối tháng 10 tới đây vẫn chìm trong sương mù.

Đồng USD đã giảm so với rổ tiền tệ chính vào hôm 24/5, tạm rút lui khỏi mức cao kỉ lục trong hai năm hồi tuần trước do dữ liệu kinh tế yếu hơn dự kiến của Mỹ đã dấy lên lo ngại rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang mất đà.

Báo cáo cho thấy số lượng đơn đặt hàng bền (durable goods) của Mỹ sụt giảm chỉ xuất hiện một ngày sau khi dữ liệu chỉ ra hoạt động sản xuất đạt mức thấp nhất trong gần một thập kỉ vào tháng 5 này được công bố. Từ đó, nhiều chuyên gia càng lo ngại hơn rằng tăng trưởng đang bị tranh chấp thương mại với Trung Quốc hạ gục.

Chỉ số USD Index - đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính - đã giảm 0,26% xuống 97,465 trong đêm qua. Trong phiên giao dịch vào cuối tuần trước, chỉ số này đã tăng 0,8% lên mức cao nhất trong hai năm là 98,260.

Một số nhà phân tích ban đầu tin rằng chiến tranh thương mại sẽ mang lại lợi ích cho đồng USD bởi nó là đồng tiền tệ có độ an toàn cao trong thời kì bất ổn và vì Mỹ có khả năng ít bị tổn thương nhất. Tuy nhiên, lập luận trên đã được chứng minh là sai.

"Quĩ Tiền tệ Quốc tế cho biết thuế nhập khẩu Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc chủ yếu sẽ do các công ty Mỹ chi trả, khiến biên lợi nhuận của họ suy giảm. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các kế hoạch chi phí vốn của Mỹ đều bị cắt giảm triệt để. Điều này sẽ sớm khiến thị trường lao động bị điều tiết mạnh", ông Hans Redeker, người đứng đầu bộ phận chiến lược ngoại hối toàn cầu của Morgan Stanley, cho hay.

Căng thẳng thương mại gia tăng và dữ liệu kinh tế yếu đã thúc đẩy kì vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất. Thị trường ngoại hối đang hi vọng về một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 10/2019 và theo sau đó là tháng 1/2020.

"Trong tình hình hiện tại, chúng tôi nghi ngờ rằng nếu chủ nghĩa bảo hộ leo thang hơn nữa, Fed sẽ phải cân nhắc nới lỏng chính sách", ông Michael Hanson, người đứng đầu bộ phận chiến lược vĩ mô toàn cầu tại TD Securities, nhận định.

"Lạm phát tăng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, tuy nhiên ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế có thể kéo dài hơn", ông Hansoi nói.

Đồng USD đã giảm 0,26% so với đồng JPY của Nhật Bản xuống 109,29.

Sự suy yếu của đồng USD cũng giúp thúc đẩy đồng GBP từ mức thấp trong tuần trước, mặc dù tuyên bố của Thủ tướng May đã khiến bất ổn tăng cao tại Anh.

Diễn biến này sẽ thôi thúc chính phủ Anh chọn ra một nhân vật mới lên nắm quyền - người có thể "dọn dẹp" mớ hỗn độn mang tên Brexit. Đồng GBP đã tăng 0,5% lên mức 1,2713 USD.

Đồng EUR đã tăng cao hơn trong phiên giao dịch hôm 24/5, cụ thể tăng 0,28% lên 1,1209 USD.

Sự kiện thị trường ngoại hối tuần 27/5 - 31/5

Ngày

Các thông tin công bố

Thứ Hai (27/5)

Thị trường tài chính ở Anh và Mỹ sẽ đóng cửa cho kì nghỉ lễ ngắn.

Thứ Ba (28/5)

- Mỹ công bố Chỉ số Giá Nhà ở (tháng 3)

- Mỹ công bố Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng

Thứ Tư (29/5)

- Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đánh giá ổn định tài chính

- Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (BoC) đưa ra quyết định lãi suất

Thứ Năm (30/5)

- Mỹ công bố GDP sơ bộ (quí I/2019)

- Mỹ công bố cán cân thương mại (tháng 4)

- Mỹ công bố dữ liệu hàng tồn kho thuộc ngành bán lẻ (tháng 4)

- Mỹ công bố dữ liệu bán nhà đang chờ xử lí (tháng 4)

- Thành viên Ủy ban Thị trường Mở Clarida phát biểu

Thứ Sáu (31/5)

- Trung Quốc công bố chỉ số PMI sản xuất và phi sản xuất (tháng 5)

- Canada công bố GDP (tháng 3)

- Mỹ công bố Chỉ số PCE lõi (tháng 4)

- Mỹ công bố chi tiêu và thu nhập cá nhân (tháng 4)

     


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trần Nam Thi

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.