|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Sự dịch chuyển của 'khối ngoại'

22:30 | 05/08/2017
Chia sẻ
Thị trường M&A (mua bán-sáp nhập) Việt Nam đang ghi nhận sự dịch chuyển của khối ngoại vào các lĩnh vực mới một cách mạnh mẽ và thực chất hơn.

Ða quốc gia, đa lĩnh vực

Khoảng một tháng trở lại đây, ông Trần Vinh Dự, Phó Tổng Giám đốc phụ trách tư vấn M&A của EY Việt Nam cùng các cộng sự tất bật lịch làm việc với các đối tác đến từ Bắc Mỹ, châu Á, Tây Âu về việc muốn tìm doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam để tiến hành các thương vụ M&A. Lĩnh vực được quan tâm nhất là năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện mặt trời.

Vì sao lĩnh vực năng lượng tái tạo hút vốn trong giai đoạn này? Ông Dự phân tích, có một số lý do chính sau: Thứ nhất, theo lộ trình cải tổ thị trường điện của Chính phủ, chỉ còn mấy năm nữa sẽ không còn tồn tại tình trạng "thị trường một người mua" (cụ thể là Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam -EVN) như hiện nay, giá điện sẽ dần dần vận hành theo cơ chế thị trường. Vì thế, "sân chơi" ngành điện sẽ rộng hơn, và giá điện được dự đoán sẽ phản ánh đúng quy luật cung - cầu.

Thứ hai, Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định về giá điện mà EVN sẽ mua từ các dự án điện mặt trời. Ðiều đó tạo cơ chế để EVN có thể ký các hợp đồng mua điện với các dự án điện mặt trời, qua đó "khai thông" nút thắt tồn tại bấy lâu trong lĩnh vực điện mặt trời.

Cuối cùng, những năm gần đây đã có sự tiến bộ rất nhanh về công nghệ sản xuất thiết bị trong lĩnh vực điện mặt trời khiến cho lĩnh vực này có thể sinh lời cao và bền vững cho các nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Công ty Stoxplus, cũng nhìn nhận, các ngành năng lượng (điện, nước), cơ sở hạ tầng sẽ thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Những DN có vị thế số 2 trên thị trường hoặc các DNNN trong danh sách cổ phần hóa là mục tiêu hướng đến.

Với lợi thế của thị trường mới nổi, dân số đông và trẻ, Việt Nam vẫn được các nhà đầu tư nước ngoài nhắm đến để thực hiện các thương vụ trong lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng cơ bản như đồ uống, bán lẻ, công nghiệp phụ trợ (logistics, đóng gói), bất động sản, tài chính tiêu dùng…

Sự "đổi ngôi"

Theo Stoxplus, năm 2016 thị trường M&A Việt Nam ghi nhận dòng vốn kỷ lục. Cụ thể, tổng số vốn đầu tư thông qua M&A đạt 10,15 tỷ USD với 308 thương vụ, tăng 95% so với năm 2015 (5,24 tỷ USD). Ðáng chú ý, các thương vụ có nhà đầu tư nước ngoài chiếm 48,4%, tương ứng với 97 thương vụ với tổng giá trị đạt 4,91 tỷ USD. Trong đó, các nhà đầu tư Thái-lan có dòng vốn đầu tư vào Việt Nam thông qua M&A lớn nhất với sáu thương vụ tổng giá trị đạt 2,29 tỷ USD, theo sau là Xin-ga-po với 15 thương vụ đạt giá trị 1 tỷ USD, Nhật Bản với 22 thương vụ nhưng chỉ đạt giá trị 609 triệu USD; Hàn Quốc với bảy thương vụ, đạt 493 triệu USD và Mỹ có 15 thương vụ, 149 triệu USD)…

Tuy nhiên, trong sáu tháng đầu năm 2017, các nhà đầu tư Mỹ lại có dòng vốn đầu tư vào Việt Nam thông qua M&A lớn nhất trong năm, với năm thương vụ tổng giá trị đạt 250 triệu USD, theo sau là Thái-lan (hai thương vụ, 192 triệu USD), Nhật Bản (bảy thương vụ, 103 triệu USD), Xin-ga-po (năm thương vụ, 92 triệu USD) và Trung Quốc (2 thương vụ, 76 triệu USD).

Cũng theo Stoxplus, từ nay đến hết năm 2018, thị trường M&A Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn ngoại. Stoxplus cũng đưa ra cảnh báo, các hoạt động thoái vốn từ năm 2016 trở đi có xu hướng chậm lại do các DN còn lại là những DN tốt như Vinamilk, Petrolimex, FPT hoặc các DN khó bán do cổ phần nhỏ, không đủ lớn để hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là với nhà đầu tư nước ngoài. Ðó là chưa kể rào cản đang đến từ quy định là đấu giá hoặc dựng sổ (book building), nên quá trình này kéo dài và nhà đầu tư nước ngoài hầu hết muốn đàm phán nhiều hơn.

"Ðịnh vị" phong cách nhà đầu tư

Ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc điều hành Quỹ Ðầu tư mạo hiểm DFJV cho hay, các nhà đầu tư Mỹ và EU luôn trả giá cao nhất, nhưng không có nhu cầu phải chi phối hoàn toàn DN mục tiêu. Với tầm nhìn dài hạn và trường vốn, các nhà đầu tư Mỹ thể hiện sự tin tưởng vào đối tác nhiều hơn. Trong khi đó, các nhà đầu tư Nhật Bản quyết định hơi lâu, nhưng khi đã quyết định rồi thì họ sẽ giữ cam kết nhằm bảo đảm uy tín.

"Họ hỗ trợ nhiều cho công ty mục tiêu, nhưng lại muốn chi phối với số cổ phần lớn, thậm chí có thể thâu tóm. Ðặc biệt, họ có xu hướng kéo theo các nhà đầu tư Nhật Bản khác vào các chu kỳ phát triển của công ty mục tiêu trong tương lai", ông Phúc nói và cho biết thêm, các nhà đầu tư Xin-ga-po cũng quyết định rất lâu và họ thận trọng đến mức không dám chấp nhận rủi ro.

Về quy mô của công ty mục tiêu, nhà đầu tư Mỹ và EU muốn mua công ty mục tiêu ở quy mô lớn hơn là nhà đầu tư Nhật Bản. Trong khi Nhật Bản muốn mua công ty mục tiêu ở quy mô nhỏ và vừa, sau đó "nuôi" lớn dần lên để bán lại cho nhà đầu tư Nhật Bản khác, hoặc tiếp tục đầu tư mở rộng chuỗi giá trị trên toàn cầu, như trường hợp Unicharm mua Diana và đầu tư thêm nhà máy sản xuất để xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc và khu vực châu Á. Ðặc biệt, nhà đầu tư Nhật Bản cần biết rõ mình được lợi gì và nắm chắc điều đó thì mới bỏ tiền ra. Trong khi đó, nhà đầu tư Mỹ chỉ cần nhìn thấy chiến lược của công ty mục tiêu khả thi thì sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro để đầu tư.

Rõ ràng triển vọng M&A là rất lớn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư trong cuộc chơi này có đủ tỉnh táo và dũng cảm để chốt các thương vụ mà mình đã và đang cân nhắc từ rất lâu hay không vẫn là điều được dư luận quan tâm.

Trải qua giai đoạn bùng nổ được cho là làn sóng thứ nhất, cuộc chơi M&A tại Việt Nam đang tiếp tục được nhìn nhận với xu hướng mở cửa hơn để đón cơ hội mới. Quy mô giá trị được ước tính lên tới 20 tỷ USD vào năm 2018.

su dich chuyen cua khoi ngoai Thấy gì khi các thiên đường thuế dốc vốn vào Việt Nam?

7 tháng đầu năm, chỉ riêng “thiên đường thuế” BritishVirginIslands đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam tới trên 1 tỷ USD, trong đó ...

su dich chuyen cua khoi ngoai Thủ tướng sẽ quyết 'siêu dự án' Bình Quới - Thanh Đa

Hiện vẫn chưa biết 'siêu dự án' Bình Quới - Thanh Đa rộng 426 ha của hơn 3.100 hộ dân này chừng nào mới khởi ...

su dich chuyen cua khoi ngoai [Infographic] Ngân hàng Lào 'gốc Việt' kinh doanh ra sao trên đất bạn?

Tính tới thời điểm hiện tại, Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 của Lào. Lĩnh vực ngân hàng vốn đã ...

Nhã Uyên

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.