|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Singapore, Nam Phi cảnh báo không giao dịch qua sàn Binance

09:34 | 06/09/2021
Chia sẻ
Singapore và Nam Phi đã trở thành các quốc gia mới nhất cảnh báo rằng sàn giao dịch tiền điện tử toàn cầu Binance có thể vi phạm luật pháp tại đất nước họ.

Theo Cointelegraph, danh sách các cơ quan quản lý, các quốc gia trên thế giới cho rằng sàn giao dịch tiền điện tử Binance đang hoạt động bất hợp pháp trong khu vực pháp lý của họ tiếp tục tăng lên những ngày gần đây. 

Sau Vương quốc Anh, Hà Lan, Thái Lan, Malaysia, Nhật Bản, Đức, Hong Kong và Lithuania thì đến lượt Singapore và Nam Phi tuyên bố Binance đã hoạt động mà không được phép.

Cơ quan quản lý tài chính của Nam Phi cảnh báo không giao dịch qua Binance

Trong thông báo chính thức được đưa ra hôm 3/9 về Binance, các nhà chức trách Nam Phi nêu rõ: "Cơ quan quản lý khu vực tài chính (FSCA) cảnh báo công chúng nên thận trọng và cảnh giác khi giao dịch với Binance Group vì họ không được phép đưa ra bất kỳ lời khuyên tài chính nào, hoặc cung cấp bất kỳ dịch vụ trung gian nào theo Đạo luật tư vấn tài chính và dịch vụ trung gian năm 2002 (FAIS Act) ở Nam Phi".

Singapore, Nam Phi cảnh báo không giao dịch qua sàn Binance - Ảnh 1.

Singapore, Nam Phi là những quốc gia tiếp theo cảnh báo Binance hoạt động bất hợp pháp. (Nguồn: TodayUKNews)

Thông báo cũng đồng thời mô tả Binance Group là "một công ty quốc tế nằm ở Seychelles, chỉ có một nhóm điện tín mà các nhà đầu tư, giao dịch tại Nam Phi có thể tham gia để có quyền truy cập vào nền tảng, sau đó trao đổi tiền điện tử".  

Hơn nữa, cơ quan quản lý lưu ý rằng "Các khoản đầu tư liên quan đến tiền điện tử hiện không được quản lý bởi FSCA hoặc bất kỳ cơ quan nào khác ở Nam Phi".

Đáp lại cảnh báo từ FSCA, sàn giao dịch Binance khẳng định họ đã và đang tuân thủ các cơ quan quản lý địa phương và không cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính hoặc trung gian cho người dân.

Trong một tuyên bố đáp trả cùng ngày, Binance ngụ ý rằng FSCA thiếu thẩm quyền ra quyết định vì thực tế là cơ quan này không có quyền điều chỉnh "các khoản đầu tư liên quan đến tiền điện tử" ở Nam Phi. 

Binance cũng đẩy lùi các cáo buộc rằng người dân Nam Phi đã tham gia nhóm Binance South Africa Telegram để truy cập các dịch vụ cho sàn giao dịch tiền điện tử này cung cấp. Binance nói rằng cộng đồng trực tuyến đã thúc đẩy đào tạo, hướng dẫn về blockchain, nhưng không cung cấp lời khuyên hoặc dịch vụ tài chính.

"Binance.com đã đăng ký với FIC với tư cách là một tổ chức tự công bố thông tin tự nguyện. Binance tuân thủ các nghĩa vụ của Đạo luật FIC liên quan đến việc thiết lập và xác minh danh tính của khách hàng, lưu giữ hồ sơ và báo cáo các giao dịch đáng ngờ hoặc bất thường", thông báo của sàn giao dịch này khẳng định.

Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) yêu cầu Binance ngừng cung cấp dịch vụ thanh toán

Binance cũng đang gặp khó khăn khi hoạt động ở Singapore. Ngân hàng trung ương Singapore (MAS), tổ chức giám sát lĩnh vực tiền điện tử trong nước, đã đưa ra một tuyên bố hôm 2/9 về Binance như sau: "MAS đã xem xét các hoạt động của Binance.com và có quan điểm rằng Binance và nhà điều hành có thể đã vi phạm Đạo luật dịch vụ thanh toán".

Ngân hàng trung ương Singapore cho biết thêm: "Binance được yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ thanh toán cho người dân Singapore và ngừng thu hút các hoạt động kinh doanh như vậy từ người dân Singapore".

MAS cũng liệt kê Binance.com vào danh sách cảnh báo nhà đầu tư của mình, cảnh báo người tiêu dùng rằng công ty không được phép cung cấp bất kỳ dịch vụ thanh toán nào ở Singapore. Thực tế thì từ trước đó, Binance Asia Services (BAS), một tổ chức riêng biệt điều hành Binance.sg đã đăng ký giấy phép với ngân hàng trung ương.

Tuần trước, Binance cho biết họ đã thuê một nhà quản lý cũ của công ty làm giám đốc điều hành mới cho các hoạt động tại Singapore. Binance tuyên bố họ đặt mục tiêu trở thành "công ty dẫn đầu về tuân thủ quy định" khi chuyển hướng từ sàn giao dịch tiền điện tử thành một công ty cung cấp dịch vụ tài chính toàn cầu.

Thu Phương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.