|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Singapore hay Hồng Kông: Đâu là lựa chọn tốt nhất cho người lao động nước ngoài?

00:00 | 02/07/2017
Chia sẻ
Trong cuộc đua thu hút nhân tài cho các công ty quốc tế có trụ sở trong khu vực, Hồng Kông và Singapore đang bám sát nhau.

Trong khi nhiều công ty đưa các nhà quản lý của mình tới các thành phố, thường phụ thuộc vào nhiệm vụ của họ tập trung nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á hay Trung Quốc, một số công ty trao quyền lựa chọn cho nhân viên.

Được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Hồng Kông có lợi thế nhờ sự mở cửa của nền kinh tế Trung Quốc, cửa ngõ trung chuyển giữa Trung Quốc và thế giới, và nền tảng ngành tài chính ngân hàng vững mạnh.

Trong khi đó, việc thúc đẩy đổi mới và công nghệ đã đưa Singapore lên một tầm cao mới, Karen Koh, nhân viên của công ty HRnetOne (Singapore), cho biết.

“20 năm trước, Hồng Kông là một địa điểm thu hút nhân tài nổi tiếng hơn nhờ cơ hội việc làm hoặc nhận thức Hồng Kông có ngành ngân hàng nổi trội hơn. Tôi không nghĩ ngành ngân hàng của Singapore có thể theo kịp với Hồng Kông, nhưng những lĩnh vực khác đã tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế ”, bà Karen Koh nói.

Bloomberg đã đưa ra so sánh những yếu tố quan trọng của hai thị trường để giúp người lao động nước ngoài đưa ra sự lựa chọn cho mình. Các chi phí đều được chuyển về giá theo đồng USD.

1. Mức tiền lương

Theo số liệu tổng hợp của Bloomberg, tại Hồng Kông, mức lương cao thuộc các công việc trong ngành tài chính, cao hơn 25% so với mức lương trung bình của Singapore. Xu hướng này cũng tồn tại ở tất cả các ngành nghề khác.

singapore hay hong kong dau la lua chon tot nhat cho nguoi lao dong nuoc ngoai

Thuế thu nhập cá nhân ở hai thành phố tương đối thấp. Ở Singapore, mức thuế suất cao nhất là 22% đối với thu nhập trên 230.500 USD, trong khi ở Hồng Kông là 17%.

2. Chi tiêu sinh hoạt

Báo cáo từ cuộc khảo sát mới nhất của công ty tư vấn ECA International, Hồng Kông đã thế chân Tokyo (Nhật Bản) để trở thành địa điểm đắt đỏ nhất trong khu vực và đứng thứ hai thế giới đối với người lao động ở nước ngoài, chỉ sau thủ đô Luanda của Angola. Trong khi đó, Singapore đứng thứ 2 trong danh sách.

Cuộc khảo sát theo dõi chi phí tiêu dùng từ thực phẩm tới bia và thuốc lá, nhưng không tính đến tiền thuê nhà và học phí.

singapore hay hong kong dau la lua chon tot nhat cho nguoi lao dong nuoc ngoai

Thuế đối với đồ uống có cồn khiến giá rượu, bia ở Singapore cao hơn so với Hồng Kông. Theo báo cáo năm 2017 từ ngân hàng Đức về giá tiêu dùng toàn cầu, một chai bia tại một quán rượu của Singapore có giá 9 USD, trong khi giá cho đồ uống tương tự ở Hồng Kông là 7,7 USD .

Chỉ số thói quen không tốt của ngân hàng Đức, bao gồm giá của 5 chai bia và 2 bao thuốc lá, ở Singapore là 64,3 USD, trong khi ở Hồng Kông chỉ phải trả 53,5 USD. Điều này cho thấy các mặt hàng này bị đánh thuế cao hơn Singapore.

3. Giá thuê nhà

Đối với rất nhiều người, giá nhà là chi phí lớn nhất họ phải trả, trừ khi công ty đưa ra các gói trợ cấp.

Theo khảo sát của ECA, trợ cấp thuê nhà dành cho những người lao động nước ngoài ở cả hai địa điểm đã giảm trong 5 năm qua. Cụ thể, giảm 2% xuống 265.500 USD ở Hồng Kông và giảm 6% xuống 235.500 USD ở Singapore. Mặc dù, mức lương ở Singapore tăng lên khi so sánh ở cùng thời điểm, tổng lợi ích mà người lao động nước ngoài nhận được vẫn giảm.

Đối với những người tự thanh toán tiền thuê nhà, giá thuê nhà ở Hồng Kông đắt hơn 47% so với Singapore, theo số liệu của tháng 6 từ Expatistan.com. Chi phí thuê nhà hàng tháng cho một căn hộ 900 m2 tại một khu vực đắt đỏ ở Singapore sẽ mất khoảng 2.600 USD, trong khi tại Hồng Kông chi phí sẽ là 4.900 USD.

4. Kinh doanh và đầu tư

Nếu người lao động nước ngoài muốn đầu tư, thì Hồng Kông là một lựa chọn tốt hơn trong những năm gần đây.

Các nhà đầu tư bất động sản đã chứng kiến giá nhà tăng 400% lần thứ hai kể từ năm 2003. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Hồng Kông cũng vượt trội hơn Singapore trong 5 năm qua.

singapore hay hong kong dau la lua chon tot nhat cho nguoi lao dong nuoc ngoai
singapore hay hong kong dau la lua chon tot nhat cho nguoi lao dong nuoc ngoai

Theo số liệu của chính phủ, các doanh nghiệp quốc tế đặt trụ sở tại Hồng Kông tăng 53% kể từ năm 1997 lên gần 1.400 trong năm 2016. Trong khi đó, Singapore ghi nhận tổng vốn đầu tư của công ty nước ngoài giảm 12% trong giai đoạn 2011-2015, với doanh nghiệp Mỹ là đối tượng duy nhất tăng sự hiện diện tại đây.

Mặc dù vậy, Singapore vượt qua Hồng Kông về địa điểm có mức giá thu hút hơn đối với các doanh nghiệp, một báo cáo năm 2016 từ DTZ/Cushman & Wakefield chỉ ra. Hồng Kông đang phải gánh chịu mức chi phí cao, trong khi Singapore đưa ra mức giá thuê văn phòng rẻ hơn, chỉ bằng một nửa giá tính trên 1 m2 so với Hồng Kông.

Ngoài ra, Singapore xếp thứ hai, sau Hàn Quốc và đứng thứ 6 trên thế giới về chỉ số sáng tạo của Bloomberg.

Theo bảng xếp hạng mới nhất của Ngân hàng Thế giới, đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, Singapore cũng xếp vị trí thứ 2 trên thế giới, sau New Zealand, về sự dễ dàng khởi nghiệp và thông qua các thủ tục hành chính. Hồng Kông xếp vị trí thứ 4, tăng một bậc so với năm trước đó.

5. Chi phí sở hữu ô tô

Singapore có lẽ là nơi đắt nhất trên thế giới để sở hữu 1 chiếc ô tô, với các quy định và chi phí để giữ cho giao thông không bị rơi vào tình trạng khủ hoảng như ở các thành phố của Đông Nam Á, khi thu nhập tăng và nhiều hộ gia đình có thể mua ô tô.

Những người muốn sở hữu ô tô ở Singapore phải đấu giá để mua giấy phép đặc biệt, cũng như trả tiền thuế và lệ phí định kỳ, khiến chi phí để sở hữu ô tô có thể đắt gấp hai lần .

singapore hay hong kong dau la lua chon tot nhat cho nguoi lao dong nuoc ngoai

Theo giá nhà sản xuất gợi ý (bao gồm cả thuế và bảo hiểm), một chiếc xe Audi A6 sẽ mất tổng cộng khoảng 70.400 USD ở Hồng Kông, trong khi, mức giá cho chiếc xe tương tự ở Singapore là 168.100 USD.

Số liệu từ Expatistan cho thấy, giá taxi tương đối rẻ ở cả Singapore và Hồng Kông với khoảng 8 USD/ 8 km. Trong khi mức giá taxi ở London và New York lần lượt là 22 USD và 15 USD.

6. Chất lượng không khí

Hồng Kông đã trở nên nổi tiếng vì mức độ ô nhiễm không khí cao, vì vậy chính quyền địa phương bắt đầu thực hiện ngăn chặn, giảm khí thải từ xe cộ và những chuyến tàu chở hàng sử dụng cảng biển của Hồng Kông.

singapore hay hong kong dau la lua chon tot nhat cho nguoi lao dong nuoc ngoai

Trong khi đó, dù đặt ra nhiều tiêu chuẩn nghiêm mặt về khí thải, Singapore đôi khi phải chịu rắc rối từ khói bụi của những đám cháy ở Indonesia.

singapore hay hong kong dau la lua chon tot nhat cho nguoi lao dong nuoc ngoai

Singapore công bố chất lượng không khí tốt hoặc trung bình chiếm 87,5% các ngày trong năm 2015, thấp hơn mức 97% trong năm trước đó vì một vụ cháy rừng ở Indonesia.

Trong khi đó, Hồng Kông đưa ra số liệu về 247 ngày không khí trung bình (tương đương 67% các ngày trong năm 2016), theo số liệu do Bloomberg tổng hợp dựa trên chỉ số chất lượng không khí của các thành phố.

7. Giáo dục và chăm sóc cho trẻ nhỏ

singapore hay hong kong dau la lua chon tot nhat cho nguoi lao dong nuoc ngoai

Học phí tại các trường tư nhân cũng là một chi phí tốn kém tại Singapore và Hồng Kông. Học phí của một học sinh cấp 2 ở trường Mỹ - Singapore là 26.200 USD, nếu học sinh đó không có quốc tịch Mỹ. Trong khi mức phí tương tự tại Hồng Kông là khoảng 25.200 USD, bao gồm phí nhập học cộng với phí định kỳ hàng năm 2.600 USD.

Tuy nhiên, việc đăng ký nhập học tại trường học của Hồng Kông là rất khó khăn, dù Singapore vượt qua Hồng Kông ở chất lượng đánh giá học sinh quốc tế (PISA). Theo Bloomberg, Singapore xếp đầu bảng với các môn toán, văn học và khoa học. Trong khi Hồng Kông ở vị trí thứ hai về văn học và toán, nhưng chỉ xếp thứ 9 về khoa học trong lần khảo sát mới nhất.

Hầu hết các gia đình trẻ có xu hướng thuê người giúp việc để phụ giúp. Mức lương tối thiểu cho công việc này ở Hông Kông hiện tại là khoảng 550 USD/tháng, theo số liệu của chính phủ. Ở Singapore, mức lương trả cho người giúp việc và trông trẻ Philippines được quy định bởi chính phủ Philippine, và tương đương với 400 USD/tháng vào năm ngoái.

Lyly Cao

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.