|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Siết vốn thật, ngăn vốn ảo

11:18 | 04/10/2018
Chia sẻ
Ngân hàng đang dựng lên nhiều rào cản để hạn chế rủi ro từ các giao dịch tiền ảo.
siet von that ngan von ao Cần xử lý triệt để tình trạng sở hữu chéo, vốn ảo trong hoạt động của TCTD
siet von that ngan von ao Xây giải pháp chặn doanh nghiệp tăng vốn ảo

Muốn giao dịch tiền “ảo” thì phải có tiền “thật” chảy qua hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng trong thời gian tới sẽ dần siết lại hoạt động giao dịch chưa có tiền lệ. Nhưng liệu động thái này có cản bước những nhà đầu tư chấp nhận luật chơi ngầm vì tham vọng làm giàu?

Lướt một vòng quanh các diễn đàn tiền mã hóa ở Việt Nam, rất nhiều lời mời mua bán các loại tiền mã hóa, có những giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người bán và người mua, nhưng đa phần là qua sàn giao dịch, là đơn vị trung gian để tránh rủi ro cầm tiền chạy mất.

Hiện nay, cái tên phổ biến và thông dụng là Remitano, được giới đầu tư tiền mã hóa rỉ tai là phí cao, nhưng an toàn hơn các sàn giao dịch khác mọc lên như nấm nhưng chưa được kiểm chứng về chất lượng.

Nhà đầu tư có thể đặt thử đặt lệnh mua bán. Giao dịch bắt đầu bằng việc tạo lệnh chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng Vietcombank, sang một tài khoản khác của Vietcombank. Sau thời gian chờ xác nhận giao dịch, sàn chuyển tiền mã hóa vào ví điện tử của nhà đầu tư.

Tiền mã hóa và các giao dịch tiền mã hóa không được công nhận ở Việt Nam. Vì vậy, hầu như tất cả các nhà đầu tư đều hiểu rõ, cuộc chơi này không được pháp luật bảo vệ.

Từ đó, những bi hài xung quanh chuyện giao dịch tiền mã hóa xảy ra thường xuyên. Có người chuyển nhầm số tài khoản, có người ghi sai mã số của ví điện tử. Một số trường hợp sàn có thể giải quyết được, nhưng đa phần là mất trắng.

siet von that ngan von ao

Tiền ảo ngày nay tuy đã hết sốt về đầu tư nhưng lại gây chú ý nhiều về hiệu ứng xã hội bởi, những vụ việc lừa đảo lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Chẳng hạn, nhiều người đã mất hàng chục ngàn tỉ đồng vì iFan hay chủ xưởng đào đa cấp Sky Mining đã biến mất cùng 900 tỉ đồng. Mới đây, Cục Cạnh tranh cũng cảnh báo người dân không tham gia mạng lưới đa cấp FutureNet.

Hồi tháng 4, Ngân hàng Nhà nước ban hành Chỉ thị 02 về tăng cường kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền ảo, theo đó các tổ chức tín dụng phải tăng cường rà soát các giao dịch đáng ngờ. Rủi ro mà cơ quan quản lý nói đến là khả năng bị tấn công, đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc bị ngừng giao dịch, dễ trở thành công cụ cho tội phạm như rửa tiền, buôn ma túy hay trốn thuế.

Có thể nói, hệ thống “tiền thật” hiện nay là cơ sở để các nhà đầu tư kiếm “tiền ảo”. Các loại tiền mã hóa được quảng bá là sử dụng riêng trong hệ sinh thái của mình. Tuy nhiên, số lượng dịch vụ trong này hiếm hoi, dẫn đến mục tiêu cuối cùng vẫn là quy đổi thành lợi nhuận.

siet von that ngan von ao

Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng nay đã được để mắt đến. Nhiều ngân hàng như Vietcombank, VIB, PVCombank... cho biết sẽ từ chối các giao dịch liên quan đến tiền ảo đi qua hệ thống, chẳng hạn như nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, cà thẻ dù trực tiếp hay gián tiếp. Về nguyên tắc, các giao dịch chuyển tiền mua tiền mã hóa vẫn là giao dịch giữa cá nhân hoặc tổ chức với nhau. Hình thức này dễ biến tướng và việc kiểm soát khá tốn chi phí và thời gian. Thêm nữa, nếu không qua hệ thống ngân hàng Việt Nam thì có thể qua hệ thống ngân hàng ở các nước khác, đặc biệt là các nước phát triển và cởi mở với Bitcoin, vì công nghệ vốn không có biên giới.

Tuy nhiên, không chỉ Việt Nam mà nhiều ngân hàng lớn trên thế giới cũng đã nói không với giao dịch tiền ảo. Tháng 6 vừa qua, Wells Fargo công bố sẽ hạn chế hành vi khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để mua tiền mã hóa, động thái tương tự với các tổ chức lớn như Citigroup, JPMorgan Chase và Bank of America đã thực hiện lệnh cấm từ tháng 2.2018.

siet von that ngan von ao

Lý do khiến các định chế tài chính hàng đầu của Mỹ băn khoăn, trang tin Bloomberg cũng dẫn lại, đó là theo một nghiên cứu vào năm ngoái của LendEDU, cho thấy khoảng 18% nhà đầu tư Bitcoin sử dụng thẻ tín dụng của họ để mua, nhưng 22% không thể trả được nợ.

Ở các quốc gia khác, chính phủ cũng đau đầu vì việc quản lý hệ thống ngân hàng song hành cùng với tiền mã hóa. Hồi đầu năm, giới chức Hàn Quốc, một trong số các nước có nền kinh tế mã hóa phát triển, cho biết sẽ điều tra 6 ngân hàng về nghĩa vụ ngăn chặn hoạt động rửa tiền trong việc quản lý các tài khoản ảo được tạo ra để phục vụ cho giao dịch tiền mã hóa. Cơ quan quản lý cũng yêu cầu các nhà đầu tư phải có danh tính cụ thể và kiểm soát lại tài khoản của các sàn giao dịch.

Ở thời kỳ hưng thịnh, số lượng giao dịch mua bán tiền mã hóa là rất lớn, nhưng nay đã nhạt dần sau khi giá rớt thê thảm. Theo Coinmarketcap.com, tổng giá trị vốn hóa hồi đầu năm là 610 tỉ USD nay chỉ còn 210 tỉ USD. Riêng đồng Bitcoin giảm từ mức 13.600 USD/đồng, về còn hơn 6.500 USD/đồng trong cùng khoảng thời gian này

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thiên Phong

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.