|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

SHB phát hành hơn 45 triệu cổ phiếu ESOP, nâng vốn điều lệ lên gần 37.000 tỷ đồng

08:03 | 16/01/2024
Chia sẻ
Trong tháng 1, SHB dự kiến phát hành 45,1 triệu cổ phiếu ESOP, thu về 451 tỷ đồng và đưa vốn điều lệ lên gần 37.000 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB - Mã: SHB) vừa có thông báo về việc phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). 

Cụ thể, SHB dự kiến sẽ bán ra 45,1 triệu cổ phiếu, tương đương 1,25% tổng số cổ phiếu đang lưu hành với mệnh giá phát hành 10.000 đồng/cp. Những cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 18 tháng kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. 

Ngân hàng sẽ nhận tiền mua cổ phiếu từ ngày 16/1 đến ngày 26/1/2024. Ước tính tiền thu về từ đợt phát hành ESOP lần này là hơn 451 tỷ đồng. Sau phát hành, dự kiến vốn điều lệ của ngân hàng SHB sẽ tăng lên 36.645.181 tỷ đồng.

Với kết quả trên, SHB vẫn sẽ đứng vị trí thứ 8 trong ngành ngân hàng về quy mô vốn điều lệ và thứ 4 trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần. 

Với số tiền thu được, SHB dự kiến sử dụng để bổ sung vốn cho hoạt động cho vay, đầu tư, cấp tín dụng của SHB. Trong đó, 401,2 tỷ đồng được phân bổ vào hoạt động cho vay doanh nghiệp với 100 tỷ dành cho hoạt động bổ sung vốn lưu động, tài trợ tài sản cố định và 301,2 tỷ đồng để vay sản xuất, kinh doanh, thực hiện dự án. 50 tỷ còn lại được dùng để cho vay cá nhân.  

Chốt phiên ngày 15/1, cổ phiếu SHB ở mức 12.150 đồng/cp, giảm 1,22%. Trước đó chỉ ba phiên, cổ phiếu SHB từng ghi nhận 94,3 triệu cổ phiếu khớp lệnh, cao nhất kể từ trước đến nay. Với mức giá chốt phiên trên, người lao động của SHB đang được lời khoảng 20% khi mua vào cổ phiếu ESOP.

Diễn biến giá cổ phiếu SHB từ đầu năm 2023 đến ngày 15/1/2024. (Ảnh: SHB).

Lũy kế 9 tháng đầu năm, SHB ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 6.891 tỷ đồng, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến cuối tháng 9/2023, tổng tài sản của SHB tăng 8,1% lên 595.700 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 9%, đạt hơn 420.500 tỷ đồng. Trong khi đó, số dư tiền gửi tăng 18,2% so với đầu năm đạt hơn 427.400 tỷ đồng vào cuối quý III.

Về chất lượng tài sản, số dư nợ xấu của SHB đã tăng 24,2% với hơn 13.000 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 2,81% lên 3,21%.

Minh Quang

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.