|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Shark Thủy và Egroup bị giải chấp 10 phiên liên tiếp: Hé lộ số tiền margin CTCK thu được và sở hữu còn lại tại Apax Holdings

06:00 | 30/12/2022
Chia sẻ
Trong phiên cổ phiếu IBC được “giải cứu” ngày 29/12, ông Nguyễn Ngọc Thủy và Tập đoàn Giáo dục Egroup bị bán giải chấp tổng cộng gần 10 triệu đơn vị. Tổng cộng trong 10 phiên gần đây, hai cổ đông này bị bán giải chấp gần 11,9 triệu cp và công ty chứng khoán thu gần 30 tỷ đồng margin.

Cổ phiếu IBC của Apax Holdings được "giải cứu" sau 25 phiên giảm sàn liên tiếp. Ảnh: TradingView.

Ông Nguyễn Ngọc Thủy và Tập đoàn Egroup bị bán giải chấp hơn 9,8 triệu cổ phiếu ngày IBC được “giải cứu”

Cụ thể, trong báo cáo được ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của CTCP Đầu tư Apax Holdings bị Chứng khoán Bảo Việt (BVSC, mã: BVS) bán giải chấp tổng cộng 1.446.200 cổ phiếu, tương đương 1,739% vốn điều lệ công ty. Thời gian bán giải chấp trong khoảng thời gian từ ngày 23/12 đến ngày 29/12.

Cụ thể, Chứng khoán Bảo Việt bán 490.800 trong ngày 29/12. Trước đó, BVSC bán giải chấp 152.700 ngày 23/12, 64.300 ngày 26/12, 207.900 ngày 27/12, 530.500 cổ phiếu ngày 28/12.

Cùng ngày 29/12, CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup thông báo Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) và BVSC bán giải chấp hơn 10,3 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian từ ngày 23/12 đến ngày 29/12. Trong đó, Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) bán ra 1.543.200 cổ phiếu IBC và BVSC bán ra 8.776.200 cp.

Riêng trong ngày 29/12, Mirae Asset (Việt Nam) và BVCS bán giải chấp lần lượt 648.200 cổ phiếu và 8.664.900 cổ phiếu từ tài khoản chứng khoán của Egroup.

Tổng cộng hai công ty chứng khoán bán giải chấp hơn 9,8 triệu cổ phiếu IBC trong phiên mã này chấm dứt chuỗi 25 phiên giảm sàn liên tiếp.

Ghi nhận trong phiên 29/12, cổ phiếu IBC giao dịch phần lớn tại mức giá sàn 2.260 đồng/cp, sau lệnh “giải cứu” mã này tăng kịch trần lên 2.580 đồng. Thanh khoản đạt kỷ lục từ khi niêm yết với gần 12 triệu đơn vị. Lượng đặt mua giá trần thời điểm cuối phiên hôm nay lên tới hơn 6,2 triệu cp.

Lệnh bán giải chấp cổ phiếu IBC từ tài khoản ông Nguyễn Ngọc Thủy và Tập đoàn Egroup trong 10 phiên liên tiếp. Nguồn: Hoàng Linh tổng hợp.

Hai CTCK thu gần 30 tỷ đồng margin sau 10 phiên giải chấp

Liên quan đến hoạt động bán giải chấp tại tài khoản ông Nguyễn Ngọc Thủy và Tập đoàn Egroup, theo thống kê của phóng viên, Mirae Asset (Việt Nam) và BVSC bán giải chấp tổng cộng 11,87 triệu cổ phiếu trong 10 phiên giao dịch (16 – 29/12). Các lệnh bán giải chấp được thực hiện qua kênh khớp lệnh tại mức giá sàn.

Thống kê cũng cho thấy lệnh bán giải chấp từ hai công ty chứng khoán chiếm phần lớn thanh khoản của cổ phiếu IBC trong thời gian trên. Riêng trong phiên “nổ” thanh khoản 29/12, lượng bán giải chấp từ hai công ty chứng khoán chiếm hơn 82% tổng khối lượng khớp lệnh gần 11,9 triệu cổ phiếu.

Ước tính tại mức giá giao dịch, hai công ty chứng khoán thu được số tiền khoảng 28,85 tỷ đồng từ bán giải chấp tài khoản chứng khoán của ông Nguyễn Ngọc Thủy và Egroup, trong đó BVSC thu được khoảng 23,2 tỷ đồng, còn lại là Mirae Asset (Việt Nam).

Trở lại với tình hình của Apax Holdings và ông Nguyễn Ngọc Thủy, câu hỏi được nhà đầu tư quan tâm đó là sau khi bị bán giải chấp hai cổ đông này còn sở hữu bao nhiêu cổ phần.

Ông Nguyễn Ngọc Thủy và Tập đoàn Egroup còn sở hữu bao nhiêu tại Apax Holdings?

Theo báo cáo mới nhất công bố ngày 29/12, sau khi bị BVSC bán giải chấp, ông Nguyễn Ngọc Thủy còn sở hữu hơn 5,13 triệu cp, tương đương 6,174% vốn điều lệ của Apax Holdings. Tập đoàn Egroup còn sở hữu 39.379.599 cổ phiếu, tương đương 47,36% vốn. Tổng sở hữu của hai cổ đông này là 53,534% vốn Apax Holdings.

Trước khi bị bán giải chấp, hai cổ đông này sở hữu 67,81% vốn Apax Holdings (ông Nguyễn Ngọc Thủy – 8,05%; Tập đoàn Egroup – 59,76%). Như vậy, tỷ lệ sở hữu sau 10 phiên bán giải chấp giảm gần 14,3%.

Ngoài việc cầm cố tại hai công ty chứng khoán trên, lượng cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của Tập đoàn Egroup còn được cầm cố tại các tổ chức tín dụng để đảm bảo cho các khoản vay.

Cuối tháng 9, Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cũng từng ra thông báo dự kiến bán giải chấp 2,5 triệu cổ phiếu IBC thuộc sở hữu của ông Nguyễn Ngọc Thủy. Sau đó phía Apax Holdings ra thông báo hai bên đã đàm phán về tỷ lệ ký quỹ và bổ sung tài sản đảm bảo.

Kể từ tháng 11, cổ phiếu IBC của Apax Holdings giảm sâu do những thông tin tiêu cực về hoạt động kinh doanh của chuỗi Anh ngữ Apax Leaders, dẫn đến tình trạng các công ty chứng khoán bán giải chấp.

Apax Leaders là hệ thống Anh ngữ, đồng thời cũng là hệ thống trung tâm giảng dạy tiếng Anh ESL và IELTS ở Việt Nam với gần 130 trung tâm, trải khắp hơn 32 tỉnh, thành trên cả nước. Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, chuỗi Anh ngữ này gặp khó khăn phải đóng cửa, chịu những gánh nặng chi phí mặt bằng, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nhân viên…

Phía Apax cho biế sẽ tiến hành tái cấu trúc chuỗi Anh ngữ từ ngfy 25/11/2022 và dự kiến kết thúc vào hết quý I/2023. Trong thời gian tái cấu trúc, các trung tâm tạm dừng giảng dạy trực tiếp cho đến ngày tái khai trương, quay trở lại hoạt động.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Linh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.