|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục hồi phục, VPB ngược dòng điều chỉnh

20:00 | 27/04/2022
Chia sẻ
Ngân hàng chính là "công thần" cho đà tăng của thị trường trong phiên hôm nay với tỷ lệ đóng góp đáng kể 0,28%. Mặc dù biên độ tăng không quá lớn như phiên hôm qua nhưng độ rộng toàn ngành gần như nghiêng về phía tích cực với 22 mã tăng giá.

 Cổ phiếu VAB đứng đầu danh sách tăng giá với tỷ lệ 3,5%. (Ảnh: Bảo Ngọc).

Sau phiên đảo chiều ngoạn mục hôm qua, thị trường nhanh chóng đảo chiều giảm mạnh ngay khi mở cửa phiên sáng nay và có thời điểm đã xác lập mức đáy trong ngày tại 1.314 điểm. Bước sang phiên chiều, lực cung tiết giảm cùng dòng tiền bắt đáy giúp VN-Index và VN30-Index đi lên theo chiều thẳng đứng và vượt lên trên mốc tham chiếu với mức tăng tương ứng 12,43 điểm và 5,13 điểm.

Ngân hàng chính là "công thần" cho đà tăng của thị trường trong phiên hôm nay với tỷ lệ đóng góp đáng kể 0,28%. Mặc dù biên độ tăng không quá lớn như phiên hôm qua nhưng độ rộng toàn ngành gần như nghiêng về phía tích cực với 22 mã tăng giá.

Trong rổ VN30, STB là mã tăng giá mạnh thứ hai với tỷ lệ 2,9% và đóng cửa tại 28.200 đồng/cp. Tuy nhiên, trái với vị trí "quán quân" thanh khoản trong giai đoạn trước, khối lượng giao dịch trung bình của mã này chỉ quanh 10 triệu đơn vị.

Trên sàn HOSE có thêm hai mã SHB và CTG tăng giá trên 2%, còn lại là hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn như HDB, MSB, VIB, VCB, MBB, BID... Đáng chú ý nhất là "ông lớn" VCB với cú đảo chiều và tăng gần 3% từ đáy trong ngày, trở thành mã tác động tích cực nhất đến VN-Index.

Ngược lại, VPB ảnh hưởng tới chỉ số chính gần 0,04% sau khi gần chạm giá trần trong phiên hôm qua. Ngoài ra, OCB và TPB cũng giảm lần lượt 0,7% và 0,4% trong khi ACB đứng giá tham chiếu.

 (Nguồn: Bảo Ngọc tổng hợp).

Ngân hàng tiếp tục dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường với giá trị giao dịch đạt gần 4.000 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Dường như nhà đầu tư đã ổn định tâm lý và bắt đầu giải ngân thay vì bán tháo như trước.

NĐT nước ngoài vẫn tiếp tục đổ tiền vào cổ phiếu ngân hàng nhưng dòng tiền khá phân hoá. Cụ thể, khối này gom mua các mã CTG (26 tỷ đồng), STB (19 tỷ đồng),... nhưng cũng xả mạnh TPB (22 tỷ đồng). 

Bảo Ngọc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.