|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Say sưa huy động vốn khủng, các 'kỳ lân' có thể tự gây họa diệt vong

15:25 | 31/01/2019
Chia sẻ
Trong khi giá trị đang giảm dần, hàng loạt startup vẫn ráo riết tiến hành kế hoạch gọi vốn lớn và xu hướng này có thể dẫn tới thảm họa.

Nguy cơ lạm phát IPO và kỳ lân

Số vốn mà các "kỳ lân" (công ty có giá trị trên 1 tỷ USD) như Uber huy động đã đạt mức quá lớn và không ai biết liệu mức định giá hiện tại cả họ sẽ tồn tại trong bao lâu.

Một trong những điều đáng chú ý nhất trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ hồi tuần trước là sự lạc quan về triển vọng của mảng công nghệ của nhiều người tham gia. Sự lạc quan ấy tương phản hoàn toàn với những kỳ vọng của thị trường về lĩnh vực công nghệ trong năm 2019.

Viễn cảnh của các thương vụ IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu) đình đám sắp diễn ra cực kỳ mong manh. Tại Davos, ông Dara Khosrowshahi, tổng giám đốc điều hành Uber, đã nói về đợt IPO sắp tới của công ty. Song khán giả nhận thấy sự bị quan trong cuộc nói chuyện của ông.

say sua voi ke hoach huy dong von khung cac ky lan co the tu gay hoa diet vong
Uber là một trong số những công ty công nghệ đang "đốt" tiền để giành thị phần. Ảnh: Wired

Uber, Lyft cùng nhiều công ty công nghệ lớn chưa niêm yết như Slack và Airbnb, có thể sẽ đẩy nhanh tiến trình IPO. Không chỉ lo ngại về suy thoái kinh tế và sự bất ổn của thị trường, họ còn hồi hộp bởi hiện tại số vốn mà họ huy động thành công đã tới mức quá lớn và không ai biết mức định giá của họ sẽ giữ nguyên hay không. Chẳng hạn, tổng số vốn mà Uber nhận đã lên tới 100 tỷ USD. Các công ty muốn nhận tiền ngay khi tình hình vẫn còn thuận lợi.

Đây là tình huống giống hệt bong bóng dot-com và biến cố hồi đầu thế kỷ 21. Với sự hậu thuẫn tài chính của tập đoàn LVHM, nhiều công ty như Boo.com và Pets.com, đã chi hàng triệu USD cho những chương trình quảng cáo rầm rộ và gọi vốn từ các nhà đầu tư trong các sự kiện của giới startup công nghệ.

Nhờ các nguồn đầu tư, hàng loạt công ty tiến tới giai đoạn cuối của một chu kỳ tín dụng, song vẫn muốn gọi thêm nhiều vốn cho một giá trị giảm dần theo thời gian. Giống như bây giờ, các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào một loạt IPO đình đám để đổ thúc đẩy một thị trường đang vượt xa giá trị thực. Cuối cùng kết cục bi đát đã xảy ra ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.

Ngày nay, nền kinh tế chia sẻ có thị trường và sự tiện lợi hoàn toàn khác với trước đây. Khác biệt bản chất giữa hai thời đại là thị trường vốn. Sau khi giảm vì cuộc khủng hoảng tài chính, vốn mạo hiểm tăng trở lại mức kỷ lục sau năm 2014. Số lượng startup tăng lên. Tuy nhiên, số đợt IPO giảm đáng kể.

Gốc rễ của vấn đề đến từ một nghịch lý: Mặc dù sự phát triển của công nghệ khiến chi phí gây dựng doanh nghiệp giảm, cái giá cho sự thành công cứ tăng dần. Nguyên nhân là các công ty lao vào cuộc chạy đua để xây dựng các kỳ lân tương lai.

Kỳ lân chỉ có trong thần thoại

Giới startup rất tin triết lý “kẻ thắng sẽ có tất cả”. Họ nỗ lực mở rộng nhanh chóng, đặc trưng bởi sự tăng trưởng đột phá và đốt tiền, dù không vạch ra một kế hoạch rõ ràng để sinh lợi.

5 năm gần đây, số lượng kỳ lân gọi vốn mạo hiểm thành công tăng mạnh. Càng "đốt" nhiều tiền, mức định giá của các kỳ lân như Uber, Lyft, Spotify và Dropbox càng tăng. Vì số lượng đối thủ tăng dần (do rào cản gia nhập ngành thấp), chi tiền để khuyến mại, ưu đãi là chiến lược kinh doanh cốt tử để chiếm thị phần.

say sua voi ke hoach huy dong von khung cac ky lan co the tu gay hoa diet vong
Trụ sở của công ty AirBnB ở thành phố San Francisco, Mỹ. Đây là một trong số những kỳ lân có kế hoạch IPO trong năm 2019. Ảnh: Wired.

Không chỉ startup, mà ngay cả quỹ đầu tư cũng hưởng lợi từ trào lưu "càng đốt nhiều tiền càng tốt". Trước đây, người ta thấy rất ít quỹ đầu tư quản lý tới 1 tỷ USD. Nhưng bây giờ những quỹ như thế đã trở nên phổ biến. Chẳng hạn, năm ngoái quỹ Sequoia huy động thành công 8 tỷ USD từ SoftBank - tập đoàn viễn thông ở Nhật Bản có quỹ đầu tư lên tới 100 tỷ USD.

Khi nhiều quỹ đầu tư mạo chấp nhận chi bộn tiền cho các startup, những nhà đầu tư khác phải hành động tương tự hoặc rút lui. Thực trạng đó tạo ra một bong bóng mới trên thị trường IPO và khiến các công ty niêm yết luôn phải lo lắng về lợi nhuận.

Có thể xu hướng ấy mang tới lợi ích cho một số nhà đầu tư mạo hiểm, vì họ có thể dựa vào giá trị tăng cao của kỳ lân trong danh mục của họ để tăng thêm tiền và tính thêm phí quản lý. Song về tổng thể, nó lại không tốt cho giá trị kinh tế. Việc các công ty vay nợ quá nhiều hay không tạo lợi nhuận để giành thế độc quyền có thể mang lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ doanh nhân và nhà đầu tư, nhưng nó làm méo mó thị trường vốn và lao động.

Chừng nào các nhà đầu tư vẫn coi tăng trưởng là thước đo giá trị, mối họa sẽ vẫn tòn tại và lớn dần. Các học giả của Đại học California nhấn mạnh rằng, kỳ lân là một loài động vật thần thoại. Năm nay, thực trạng tài chính của họ, cũng như tính bền vững của mô hình góp vốn hiện tại, sẽ trải qua một số thử thách cần thiết.

Xem thêm

Nhạc Dương

TOP 10 ngân hàng có tổng thu nhập hoạt động cao nhất quý I/2024
Không phải quán quân lợi nhuận Vietcombank, mà VietinBank, nhà băng lãi cao thứ 4, mới dẫn đầu về tổng thu nhập hoạt động trong quý I/2024.