|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Sau hơn 10 năm triển khai, dự án Khu du lịch quốc tế Tản Viên của PVR đứng trước nguy cơ bị thu hồi

12:13 | 17/01/2018
Chia sẻ
Các Sở, ngành của Hà Nội cần đánh giá khả năng triển khai Khu du lịch quốc tế Tản Viên của PVR tại thời điểm hiện nay, nếu PVR không trình đủ hồ sơ để thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án thì kiến nghị UBND TP xem xét thu hồi dự án và lựa chọn nhà đầu tư khác để triển khai dự án theo quy định.
sau hon 10 nam trien khai du an khu du lich quoc te tan vien cua pvr dung truoc nguy co bi thu hoi Dự án Khu du lịch QT Tản Viên: Hơn 10 năm triển khai, PVR vẫn 'loay hoay' điều chỉnh quy hoạch
sau hon 10 nam trien khai du an khu du lich quoc te tan vien cua pvr dung truoc nguy co bi thu hoi Dự án Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên của PVR bị Hà Nội giám sát

Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn yêu cầu sở, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện các kiến nghị của Đoàn giám sát của Thường trực HĐND thành phố về 3 dự án chậm triển khai theo kiến nghị của cử tri huyện Ba Vì.

Theo đó, đối với dự án xây dựng Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên, UBND TP giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở Quy hoạch Kiến trúc, Tài chính và đơn vị liên quan. Trên cơ sở trách nhiệm của nhà đầu tư, các đơn vị này cần tiến hành đánh giá khả năng triển khai thực hiện dự án tại thời điểm hiện nay.

Nếu nhà đầu tư không trình Sở Quy hoạch Kiến trúc (đủ hồ sơ) để thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án theo cam kết thì các đơn vị cần báo cáo đề xuất, kiến nghị UBND TP xem xét thu hồi dự án theo quy định của Luật Đất đai và lựa chọn nhà đầu tư khác để triển khai dự án theo quy định.

sau hon 10 nam trien khai du an khu du lich quoc te tan vien cua pvr dung truoc nguy co bi thu hoi
Phối cảnh dự án Khu du lịch quốc tế Tản Viên.

Dự án Khu du lịch quốc tế Tản Viên được giao cho CTCP kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVR) đầu tư từ năm 2008 với quy mô 1.024,8 ha và tổng mức đầu tư 4.690 tỷ đồng. Tuy nhiên do Hà Tây sát nhập vào Hà Nội nên dự án phải tạm ngừng triển khai đến tháng 5/2010; đồng thời quy mô dự án giảm xuống còn 183,6 ha và tổng mức đầu tư giảm xuống còn 3.500 tỷ đồng.

Dự án có khoảng 500 biệt thự sân golf, biệt thự nghỉ dưỡng, khu công viên thể thao nước quy mô 4,7 ha, khu khách sạn và giải trí cao cấp rộng 4,5 ha, bến thuyền, sân tennis, sân bóng chuyền, nhà hàng, spa…

Theo kế hoạch ban đầu, giai đoạn 1 của án kéo dài từ năm 2012 – 2014; giai đoạn 2 từ năm 2015 – 2017. Tuy nhiên, thực tế tính từ thời điểm được phê duyệt quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 (tháng 8/2007) đến nay, dự án Khu du lịch quốc tế Tản Viên đã triển khai hơn 10 năm, tuy nhiên hiện dự án vẫn đang trong quá trình điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500.

Hồi tháng 3/2014, PVR từng thông qua các đề xuất của Giám đốc công ty về tình hình triển khai dự án, đồng thời giao Giám đốc công ty chủ động làm việc với đơn vị tư vấn lập quy hoạch chi tiết dự án sau đó lập lại dự án đầu tư và tìm kiếm đối tác để thoái vốn hoặc ký thỏa thuận hợp tác đầu tư. Tuy nhiên đến nay PVR vẫn chưa tìm được đối tác để chuyển nhượng lại dự án.

Còn đối với dự án Nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn 1), Sở Quy hoạch Kiến trúc cần thẩm định hồ sơ điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của Dự án phù hợp với hiện trạng, đảm bảo khớp nối hạ tầng khu vực và theo đúng quy định, trình UBND thành phố.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì kết hợp với UBND huyện Ba Vì kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác tài nguyên trái phép trên địa bàn huyện Ba Vì, sớm thống nhất với Trường Trung cấp kỹ thuật Công binh (Bộ Quốc phòng) về tiến độ cụ thể di dời Trường Trung cấp kỹ thuật Công binh để bàn giao ngay cho nhà đầu tư các vị trí đủ điều kiện.

Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn và yêu cầu nhà đầu tư có cam kết cụ thể về tiến độ giải ngân vốn, tiến độ thi công công trình và kịp thời đề xuất xử lý nếu nhà đầu tư vi phạm cam kết.

Cuối cùng là dự án Đầu tư tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích, thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính ưu tiên bố trí kế hoạch vốn đảm bảo theo tiến độ thực hiện dự án trọng điểm; báo cáo Trung ương chấp thuận bổ sung nguồn vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho dự án.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nâng cao năng lực quản lý, triển khai dự án; rà soát tổng thể dự án đảm bảo thông dòng toàn tuyến trong năm 2018. Toàn bộ dự án (giai đoạn 1) cần hoàn thành trong năm 2019 theo đúng tiến độ, có cam kết cụ thể về tiến độ giải ngân vốn, thi công công trình và kịp thời đề xuất xử lý nếu vi phạm cam kết. Đến giai đoạn 2 và 3 của dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan tham mưu, báo cáo UBND thành phố triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP); đảm bảo kết nối, phát huy hiệu quả đầu tư giai đoạn 1 của dự án.

Trong công văn này, UBND thành phố yêu cầu sở, ngành, nhà đầu tư, chủ đầu tư, UBND huyện Ba Vì và đơn vị liên quan tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc đơn vị mình từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm trong từng Dự án và đưa ra kế hoạch, biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện 3 dự án.

N.Lê

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.