|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Sản xuất công nghiệp giữ nhịp tăng trưởng

04:00 | 10/08/2023
Chia sẻ
Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số sản xuất công nghiệp của cả nước đã khởi sắc hơn và theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 7 tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, ngành chế biến, chế tạo tăng 3,6%; ngành khai khoáng tăng 4%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,3%.

Theo đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 7 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: đường kính tăng 32,3%; phân hỗn hợp N.P.K tăng 15,9%; xăng dầu tăng 13,2%; ti vi tăng 11,4%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 8,9%; thuốc lá điếu tăng 8,6%; sơn hóa học và sữa tươi cùng tăng 6%.

Cùng với đó, sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 12,2%; khai thác quặng kim loại và sản xuất sản phẩm thuốc lá cùng tăng 8,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 7,6%; hoạt động thu gom, xử lý và tiêu huỷ rác thải; tái chế phế liệu tăng 7,3%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 6,4%.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất công nghiệp trong nước. Tính chung 7 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước .

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp của một số ngành giảm như: chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 6,9%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 6,8%; sản xuất xe có động cơ giảm 6,2%; sản xuất trang phục giảm 5,5%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học và sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác cùng giảm 4,3%.

Ông Ngô Quang Trung, Cục trưởng Cục Công Thương địa phương cho biết, nguyên nhân cơ bản dẫn đến hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại tại các địa phương là về mặt thị trường. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, trong đó có ảnh hưởng từ kinh tế thế giới nên các doanh nghiệp gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm, tác động lớn đến đề sản xuất.

Tiếp đến là sự chồng chéo của hệ thống văn bản pháp luật hiện nay vẫn còn tương đối lớn. Ngoài ra, vấn đề liên quan đến tổ chức các chuỗi tiêu thụ sản xuất và tiêu thụ kết nối từ trong nước và nước ngoài…

Để đẩy mạnh sản xuất, lãnh đạo Tổng cục Thống kê đề xuất các địa phương cần tập trung rà soát, tháo gỡ thực chất những khó khăn, vướng mắc đối với từng doanh nghiệp, dự án, nhất là doanh nghiệp, dự án lớn trên địa bàn.

Từ đó, nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách địa phương và đề xuất Trung ương ban hành cơ chế, chính sách quốc gia để gỡ khó cho doanh nghiệp và thu hút đầu tư – nhất là vốn dân doanh.

Cùng với đó, Bộ Công Thương sẽ tập trung mạnh hơn vào các giải pháp hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA), để tăng xuất khẩu, thông qua hướng dẫn áp dụng quy tắc xuất xứ, cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi để khai thác các cơ hội từ các hiệp định.

Bên cạnh đó, ở trong nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác và phát triển thị trường; triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại trong nước…

Các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra rằng, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn đang điều chỉnh, sắp xếp lại; đồng thời nhiều quốc gia tăng cường chính sách bảo hộ, rào cản thương mại rất cần doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo tình hình thị trường...

Trên cơ sở này, doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn phù hợp với diễn biên thị trường, cũng như tìm ra những giải pháp dài hạn trong sản xuất hướng đến mục tiêu bền vững.

Mặt khác, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa hình thức xúc tiến thương mại phù hợp với những xu hướng toàn cầu. Theo đó, doanh nghiệp cần bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi công nghệ... mới đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa đáp ứng đa dạng thị trường.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thúy Hiền

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.