Sản lượng công nghiệp tại Bắc Ninh và Thái Nguyên tăng trong tháng 7, vượt trội so với các khu vực công nghiệp lớn khác
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong nhóm các tỉnh thành có quy mô công nghiệp lớn, Bắc Ninh và Thái Nguyên dẫn đầu về tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp IIP trong tháng 7 so với tháng trước.
Cụ thể, Bắc Ninh tăng 23,8%; Thái Nguyên tăng 9%; Vĩnh Phúc tăng 5,8%; Vĩnh Long tăng 3%; Bình Dương tăng 2,3%; TP HCM tăng 1,9%; Long An tăng 0,8%. Trong khi đó, chỉ số IIP của Hải Phòng giảm 6,7%; Quảng Ninh giảm 1,9%; Hải Dương giảm 1,3% so với tháng 6.
Báo cáo chi tiết từ Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh cho biết, IIP của tỉnh trong tháng 7 tăng mạnh so với tháng 6, tuy nhiên so với cùng kỳ ghi nhận sụt giảm 3,19%. Dù vậy, đà giảm đang có xu hướng thu hẹp.
So với tháng 6, cả ba ngành công nghiệp cấp 1 của Bắc Ninh đều tăng. Tăng cao nhất là công nghiệp chế biến chế tạo (+23,99%); tiếp theo là, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (+9,53%); tăng ít nhất là, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (+1,17%).
Ngoài ra có 15/24 ngành công nghiệp cấp 2 có mức tăng. Điểm sáng ở đây là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (là ngành chủ lực) tăng trưởng cao nhất (+28,69%), do trong tháng có một số dòng sản phẩm mới đưa ra thị trường.
So với cùng tháng năm trước, IIP toàn ngành công nghiệp của Bắc Ninh vẫn ghi nhận mức sụt giảm 3,19%. Nguyên nhân giảm do có đến 16/24 ngành cấp 2 có chỉ số sản xuất giảm so với cùng tháng năm trước.
Một số ngành có chỉ số giảm nhiều là: Sản xuất thiết bị điện (-47,82%); Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (-43,13%); Sản xuất trang phục (-41%); Sản xuất xe có động cơ (-19,16%).
Ngược lại, có 8 ngành công nghiệp cấp 2 có chỉ số tăng so với cùng tháng năm trước như: Sản xuất sản phẩm thuốc lá (+16,42%); Sản xuất kim loại (+10,47%).
Đáng chú ý, ngành chủ lực của tỉnh là ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học đạt mức tăng nhẹ (+0,32%). Theo cơ quan thống kê của tỉnh, đây là tháng đầu tiên ngành này tăng sau 6 tháng liên tục sụt giảm.
Ỏ Thái Nguyên, tình hình sản xuất công nghiệp cũng bắt đầu có tín hiệu tích cực khi IIP tháng 7 đều tăng trong tháng 7 và tăng so với cùng kỳ.
Cục Thống kê Thái Nguyên cho biết so với tháng trước, IIP tháng 7 ước tính tăng 8,96%. Trong đó, ngành khai khoáng ước giảm 8,34%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,47% (trong đó, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 10,88%); ngành sản xuất và phân phối điện giảm 9,54% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,96%.
So với cùng kỳ, IIP tháng 7 tăng 3,13%; trong đó, ngành khai khoáng giảm 2,99%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,17%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,14% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,01%.
Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên đánh giá dù đã có nhiều khởi sắc so với tháng trước nhưng mức tăng IIP tháng 7/2023 so với cùng kỳ vẫn đạt thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/