|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Sản phẩm NVDR ‘cũ người mới ta’: Thái Lan có 20 năm, Mỹ bề dày 100 năm, tương lai nào trên TTCK Việt Nam?

16:37 | 10/05/2019
Chia sẻ
Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) là một công cụ xuất hiện từ năm 1920 trên thị trường chứng khoán Mỹ. Năm 2000, sản phẩm này được áp dựng tại Thái Lan để tháo gỡ vấn đề hết ‘room’ của khối ngoại. Tại TTCK Việt Nam, NVDR có tiềm năng như thế nào?

Mới đây, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Nhóm Công tác Thị trường Vốn - Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức Hội thảo "Tăng cường việc tiếp cận thị trường vốn Việt Nam". Tại hội thảo, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) và quỹ Dragon Capital đã giới thiệu về sản phẩm Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR).

Bên lề hội thảo, để làm rõ hơn về phẩm NVDR, chúng tôi có cuộc phỏng vấn riêng ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

PV: Thưa ông, có những hạn chế nào trong tiếp cận thị trường vốn hiện nay tại Việt Nam?

Sản phẩm NVDR ‘cũ người mới ta’: Thái Lan có 20 năm, Mỹ bề dày 100 năm, tương lai nào trên TTCK Việt Nam? - Ảnh 1.

Ông Phan Đức Hiếu trả lời phỏng vấn. Ảnh: Phan Quân

Ông Phan Đức Hiếu: Tôi không trình bày tất cả những điểm hạn chế hay tích cực của thị trường vốn. Nhưng nhìn ở khía cạnh công cụ hay sản phẩm đang giao dịch trên thị trường vốn, rằng nếu nhìn rộng ra ở các nước xung quanh, có danh mục các sản phẩm ở thị trường khác như Thái Lan, Singapore, Philippin nhưng lại chưa được giao dịch ở Việt Nam. Như vậy, chúng ta thiếu đi công cụ, sẽ thiếu đi sức hấp dẫn, ảnh hưởng các công ty niêm yết huy động vốn để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chúng tôi tổ chức hội thảo với mục tiêu là ở Việt Nam hiện nay, ngoài những sản phẩm đang có trên thị trường, liệu chúng ta có thể có thêm được các sản phẩm nào khác hay không? Đó là một, hai hay ba sản phẩm để đưa vào Việt Nam. Đó là mục tiêu lớn nhất..

Tại hội thảo hôm nay, các đại biểu đang đưa ra hai loại sản phẩm mới mà khuyến nghị là nên đưa vào trong lần sửa đổi Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán lần này để được cho vào trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Thứ nhất, nhằm đa dạng lựa chọn, hấp dẫn thêm nhà đầu tư, cho doanh nghiệp có được vốn để kinh doanh. Hai sản phẩm đó là cổ phiếu không có quyền biểu quyết và chứng chỉ ký quỹ không có quyền biểu quyết (NVDR). Công cụ chứng chỉ ký quỹ không có quyền biểu quyết đã được đưa vào Thái Lan từ năm 2000. Hiện có rất nhiều các chuyên gia, tổ chức, công ty chứng khoán và các bên có liên quan kiến nghị chúng ta nên đưa vào hai công cụ đó thành hai sản phẩm mới vào TTCK Việt Nam.

Theo những gì được trình bày, hai công cụ này có rất nhiều lợi ích cho nhà đầu tư cũng như thúc đẩy phát triển. Tôi lấy ví dụ chứng chỉ ký quỹ không có quyền biểu quyết. Chúng ta hình dung ra tại sao xuất hiện công cụ này trước khi nói về lợi ích. Ở rất nhiều quốc gia luôn có hạn chế nhất định đối với nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) khi mà họ đưa tiền vào và sở hữu trong một công ty doanh nghiệp trong quốc gia đó. Đa số quốc gia lo ngại NĐTNN có toàn quyền điều hành doanh nghiệp theo chiến lược, mong muốn và mục tiêu riêng, dẫn đến có thể can thiệp theo ý muốn vào trong nền kinh tế và trái với chủ trương mong muốn của Chính phủ. Như vậy, Chính phủ đặt ra hạn chế, NĐTNN chỉ được sở hữu thiểu số.

Nhưng câu chuyện là không phải mọi NĐT đều mong muốn đầu tư tiền vào công ty để can thiệp và có ý định xấu. Có những NĐT chỉ quan tâm đến lợi ích, không có mâu thuẫn hay xung đột gì với lo lắng của Chính phủ.

Công cụ nào có thể giúp bảo vệ mục tiêu quản lý của Nhà nước, mà lại có tiền vốn để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế? Chính trong bối cảnh đó, từ những năm 1920, ở Mỹ đã ra đời sản phẩm chứng chỉ ký quỹ không có quyền biểu quyết (NVDR).

Về khái niệm liên quan, thứ nhất có một công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của công ty đó có giới hạn NĐTNN sở hữu, ví dụ dưới 49%. Khi đã đạt 49% rồi, những NĐTNN không còn cơ hội nào sở hữu thêm và tăng vốn cho công ty nữa. Để giải quyết vấn đề đó, NVDR ra đời bằng cách có một công ty tài chính hay công ty chứng khoán phát hành.

Sản phẩm NVDR ‘cũ người mới ta’: Thái Lan có 20 năm, Mỹ bề dày 100 năm, tương lai nào trên TTCK Việt Nam? - Ảnh 2.

Đại diện UBCKNN, CIEM, Dragon Capital, HOSE tại hội thảo "Tăng cường việc tiếp cận thị trường vốn Việt Nam". Ảnh: Phan Quân

Thông thường, các nước như Thái Lan, tổ chức phát hành do Sở giao dịch chứng khoán lập ra, công ty này sở hữu cổ phần trong công ty niêm yết. Khi sở hữu cổ phần này thì tổ chức phát hành không được bán cho NĐTNN vì đã hết định mức để bán. Do đó, Chính phủ cho phép quy đổi một cổ phần sở hữu sang một chứng chỉ như vậy, và đem bán các chứng chỉ đó cho các NĐT. Và giá trị của chứng chỉ đó không thay thế cổ phần, chỉ quy đổi tương đương về mặt lợi ích kinh tế. Có nghĩa nếu một nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong nước chỉ muốn lợi ích kinh tế, việc mua chứng chỉ đó sẽ có đầy đủ lợi ích kinh tế như một cổ phần, nhưng không có quyền biểu quyết vì không sở hữu cổ phần nên không tham gia vào hoạt động điều hành, quyết định, chiến lược của công ty.

Các nhà đầu tư sẽ rót tiền mua chứng chỉ đó làm tăng thêm vốn cho công ty mà lại không bị hạn chế bởi mục tiêu quản lý của nhà nước và cũng không ảnh hưởng mục tiêu ban đầu của việc giới hạn tỉ lệ sở hữu. Thái Lan sử dụng NVDR như một công cụ để huy động vốn. Chứng chỉ này tương đương với cổ phần do một tổ chức phát hành, nhưng các quyền biểu quyết, tham dự điều hành do tổ chức đó nắm giữ, trừ quyền tài chính sẽ nhường lại cho bên mua chứng chỉ.

Trên lý thuyết, giá của chứng chỉ đó có thể cao hoặc thấp hơn nếu nó hấp dẫn. Nhưng nó tạo sự đa dạng công cụ để các nhà đầu tư

PV: Theo ông, việc xuất hiện hai sản phẩm mới thì thể chế chính sách của nhà nước có cần thay đổi gì không?

Ông Phan Đức Hiếu: Nếu chúng ta đưa chứng chỉ ký quỹ không có quyền biểu quyết vào Việt Nam thì tổ chức phát hành là ai? Đầu tiên phải giải quyết được điều đó. Nó là công ty do UBCKNN lập ra hay Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM. Ngay từ đầu chúng ta có thể chưa hẳn tin tưởng chứng chỉ hoạt động hoàn hảo ở Việt Nam, kinh nghiệm từ các nước ban đầu họ cũng chỉ có một giới hạn nhất định cho thử nghiệm.

Như một số chuyên gia trình bày, ban đầu họ cũng chỉ cho phát hành tương đương 15% phần tăng thêm của giới hạn đấy và chỉ niêm yết chứng chỉ đó tại TTCK Việt Nam. Nhiều nước cho niêm yết chứng chỉ đó ở các thị trường chứng khoán khác để tạo thuận lợi cho việc huy động vốn. Do đó, phải tạo ra khung pháp lý để công cụ đó được đưa vào và triển khai trên thực tế.

PV: Chứng khoán phái sinh và chứng quyền có bảo đảm mất rất nhiều thời gian để từ lên ý tưởng đến đi vào thực tiễn, theo ông thì sản phẩm mới này sẽ mất bao lâu? 

Ông Phan Đức Hiếu: Tôi cho rằng với quyết tâm mạnh mẽ cải cách của Chính phủ hiện nay, với tư cách là cơ quan chủ trì tham mưu soạn thảo các Luật doanh nghiệp, chúng tôi luôn muốn đưa vào Việt Nam những thực nghiệm kinh doanh tốt nhất để giúp những giúp công ty huy động nguồn vốn vào hoạt động đầu tư. 

Phan Quân

NHNN cho vay nhiều nhất trong 7 năm trên kênh OMO, nâng lãi suất lên 4,25%
Ngày 23/4, NHNN đã có động thái nâng lãi suất và kỳ hạn và quy mô cho vay qua kênh OMO. Trong đó, tổng giá trị cho vay trong phiên đạt mức cao nhất trong vòng hơn 7 năm.