|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Sắc đỏ bao phủ, VN-Index lui về gần mốc 1.250 điểm

10:20 | 11/04/2024
Chia sẻ
Tiếp nối xu hướng điều chỉnh của phiên trước, VN-Index mở cửa giảm hơn 8 điểm trong phiên sáng nay (11/4). Áp lực bán lan tỏa ở hầu hết các nhóm ngành khiến số mã đỏ áp đảo trên bảng điện.

Đóng cửa, VN-Index giảm 0,36 điểm (0,03%) xuống 1.258,2 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng 0,28 điểm (0,12%) đạt 239,07 điểm, UPCoM-Index tăng 0,27 điểm (0,29%) lên 90,92 điểm.

Lực cầu cuối phiên giúp VN-Index thu hẹp đà giảm, dừng chân ở mốc 1.258,2 điểm. Ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, BID, HPG, FPT, GVR là những trụ đỡ tích cực đóng góp điểm số tăng cho thị trường, ngược lại chỉ số bị kìm lại bởi VCB, TCB, LPB, BCM, MSN, GAS, …

Nhà đầu tư tiếp tục chứng kiến một phiên giao dịch tương đối lình xình. Điểm sáng là nhiều cổ phiếu ngành thép và bán lẻ duy trì diễn biến tăng đến cuối phiên, điển hình như VGS (+5,4%), NKG (+3,8%), TVN (+1,6%), HSG (+1,1%), HPG (+0,8%), SMC (+0,5%), TLH (+0,1%), FRT (+3,7%), DGW (+1,3%), MWG (+0,6%)...

Dòng phân bón, hóa chất cũng ghi nhận hồi phục trong phiên chiều, trong đó LAS tăng 2,9% lên 21.600 đồng/cp, DGC (+1,7%), BFC (+0,5%), VAF (+0,4%), …

Diễn biến phân hóa mạnh mẽ giữa các nhóm ngành khiến thị trường đóng cửa phiên hôm nay với mức giảm nhẹ "như có như không". Có thể nói, chưa xuất hiện nhóm ngành dẫn dắt đủ mạnh để tạo điểm nhấn cho thị trường.

Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức thấp với tổng giá trị giao dịch toàn thị trưởng chỉ chưa đến 18.800 tỷ đồng, tương đương hơn 794,8 triệu cổ phiếu được mua bán.

Tính riêng trên HOSE, giá trị khớp lệnh đạt 15.138 tỷ đồng, giảm nhẹ so với phiên trước và hụt 35% so với mức trung bình 1 tháng gần đây. Độ rộng sàn HOSE nghiêng về phe bán với 308 mã giảm, trong khi có 150 mã tăng.

Dưới góc nhìn kỹ thuật, hôm nay là phiên hàng về của phiên hồi phục đầu tiên cho thấy áp lực bán không quá lớn và nhiều cổ phiếu đã có sự cân bằng trở lại. Dòng tiền dường như vẫn còn e ngại, trong khi khi diễn biến từ khối ngoại đã tich cực hơn khi họ quay đầu mua ròng nhẹ.

Tính đến 13h55, VN-Index tăng 2,33 điểm (0,19%) lên 1.260,89 điểm, VN30-Index tăng 2,12 điểm (0,17%) đạt 1.265,94 điểm.

Thị trường phiên chiều chứng kiến sự hồi phục sau khoảng 1 giờ giao dịch. VN-Index dần lấy lại sắc xanh nhờ nỗ lực của nhóm vốn hóa lớn. 

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 5,11 điểm (0,41%) còn 1.253,45 điểm, HNX-Index giảm 0,69 điểm (0,29%) xuống 238,1 điểm. Trong khi đó, UPCoM-Index tăng 0,08 điểm (0,09%) đạt 90,73 điểm.

Thị trường ghi nhận 580 mã giảm, 221 mã giảm và 196 mã tham chiếu. Thanh khoản thị trường tiếp tục ở mức thấp với khối lượng giao dịch khoảng gần 385 triệu đơn vị, tương đương hơn 8.880 tỷ đồng.

Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE đạt 7.412 tỷ đồng, tương đương phiên trước đó. Dòng tiền đứng ngoài thị trường khiến cổ phiếu giao dịch chậm. NVL dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường nhưng khối lượng khớp lệnh chưa đến 20 triệu đơn vị, theo sau là VIX (14,4 triệu cổ phiếu), DXG (9 triệu cổ phiếu), VHM (9 triệu đơn vị)…

Nhóm VN30 giao dịch có sự hồi phục so với cuối phiên sáng. Tuy sắc đỏ áp đảo với 23 mã giảm, tuy nhiên mức giảm phổ biến của các mã trong rổ là dưới 1%, trong đó VCB vẫn là gánh nặng lớn nhất thị trường. BCM giảm mạnh nhất rổ với tỷ lệ mất giá là 1,5% còn 60.400 đồng/cp.

Trong khi đó, MWG, FPT, HPG, VPB, SSI tiếp tục là những điểm sáng góp phần nâng đỡ chỉ số chính. Ngược dòng thị trường, cổ phiếu ngành bán lẻ giao dịch khởi sắc với FRT tăng 2% lên 143.400 đồng/cp, cùng với DGW và MWG xanh 1,1% và 1%.

Cùng chiều, dòng thép diễn biến tương đối tích cực, ngoài HPG là một trong những trụ đỡ chính thì VGS tăng 3,9% lên 26.900 đồng/cp, PAS, NLG, HSG, SMC tăng 0,5 – 2,5%. Chiều ngược lại, POM giảm mạnh nhất với tỷ lệ 5% xuống 3.830 đồng/cp, ngoài ra HMC, TNA mất hơn 1% thị giá. 

Tính đến 10h00, VN-Index giảm 6,03 điểm (0,48%) xuống 1.252,53 điểm, HNX-Index giảm 0,7 điểm (0,29%) về 238,09 điểm, UPCoM-Index giảm 0,07 điểm (0,08%) còn 90,58 điểm.

Tiếp nối xu hướng điều chỉnh của phiên trước, VN-Index mở cửa giảm hơn 8 điểm trong phiên sáng nay (11/4). Theo quan sát, áp lực bán lan tỏa ở hầu hết các nhóm ngành khiến số mã đỏ áp đảo trên bảng điện.

Sau khoảng 1h giao dịch, sàn HOSE ghi nhận 332 mã giảm/72 mã xanh. Diễn biến tương tự trên HNX với 82 mã giảm trong khi chỉ có 34 mã tăng. Cổ phiếu ngành thép có lực cầu nâng đỡ và lâ một trong các nhóm ngành hồi phục đầu phiên. VGS tăng 5% lên 27.200 đồng/cp, TVN, NKG, HSG tăng trên 1%, cùng với SMC, TLH và HPG xanh nhẹ đầu phiên. 

Một số cổ phiếu họ dầu khí cũng có dấu hiệu hồi phục, điển hình như PVC tăng 2,5% đạt 16.200 đồng/cp. PVB xanh 2,4%, PVS (+1,2%) hay PVD (+0,8%).

Trong khi đó, sức đỏ từ các nhóm ngành vốn hóa lớn như ngân hàng, bất động sản, chứng khoán là nguyên nhân chính gây sức ép lên thị trường.

Tại thị trường quốc tế, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ cùng giảm điểm sau khi báo cáo lạm phát nóng hơn dự báo và biên bản cuộc họp của Fed được công bố.

Theo CNBC, trong phiên giao dịch ngày 10/4, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm 422 điểm, tương đương 1,09% và kết thúc với 38.462 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,95% xuống 5.161 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tụt 0,84% và chốt phiên ở mức 16.170 điểm.

Thu Thảo