|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Bán tháo đồng loạt, VN-Index mất mốc 1.200 điểm

11:30 | 05/08/2024
Chia sẻ
Thị trường duy trì tâm lý giao dịch tiêu cực, nhà đầu tư đồng loạt bán tháo khiến nhiều cổ phiếu lao dốc. VN-Index có phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 4 đến nay.

VN-Index nới rộng đà giảm trong phiên chiều với thanh khoản tăng mạnh so với phiên sáng. Sau khoảng 1h giao dịch đầu phiên chiều, VN-Index liên tục lao dốc và thủng mốc hỗ trợ quan trọng quanh 1.200 điểm. Dòng tiền dường như không còn đứng ngoài khi VN-Index đánh mất vùng điểm quan trọng này. 

Đóng cửa, VN-Index giảm 48,53 điểm (3,92%) về 1.188,07 điểm, HNX-Index giảm 8,85 điểm (3,82%) còn 222,71 điểm, UPCoM-Index giảm 2,99 điểm (3,18%) xuống 90,79 điểm.

Thị trường chứng khoán phiên chiều rơi vào cảnh bán tháo khi nhà đầu tư đồng loạt tháo chạy, VN-Index có thời điểm giảm hơn 52 điểm, đánh dấu mức giảm lớn nhất trong 4 tháng qua.

Đến cuối phiên chỉ số chính thu hẹp đà giảm xuống 48,53 điểm. Mức giảm này chỉ sau phiên 15/4 với việc VN-Index bốc hơi gần 60 điểm, tương đương 4,7%.

Mặc dù lực cầu bắt đáy xuất hiện về cuối phiên giúp VN-Index không đóng cửa ở mốc thấp nhất ngày nhưng việc thị trường liên tiếp đánh mất các ngưỡng hỗ trợ quan trọng đã phần nào cho thấy tâm lý nhà đầu tư ở trạng thái hoảng loạn.

Kết quả là, toàn thị trường có tới gần 130 mã giảm sàn, trong đó sàn HOSE có tới 91 đại diện. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 844 mã giảm, trong khi chỉ có 141 mã tăng và 109 mã đứng giá tham chiếu.

Tác nhân chính gây giảm điểm hôm nay là nhóm vốn hóa lớn trong rổ VN30, với toàn bộ 30 cổ phiếu trụ giảm điểm, trong đó duy nhất mã GVR đóng cửa giảm hết biên độ. Top10 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index toàn bộ là cổ phiếu VN30, riêng nhóm này đã lấy đi gần 19 điểm của VN-Index.

Nhóm ngân hàng, bất động sản, hóa chất, dịch vụ tài chính, thực phẩm, thép là các nhóm ảnh hưởng xấu nhất lên thị trường phiên nay. Nhiều nhóm ngành ghi nhận một số mã đóng cửa trong sắc xanh sàn, trong đó tập trung chủ yếu ở bất động sản (HTN, DXS, SCR, CII, HDG, DXG, ITA, VGC, LDG, GVR, HPX, QCG), chứng khoán (VDS, VND, TCI, EVS, WSS, VFS), thép (SMC, NKG, TLH).

Thanh khoản tăng nhanh trong phiên chiều khi áp lực bán đổ bộ. Tính chung cả phiên, thị trường ghi nhận gần 1,18 tỷ cổ phiếu được mua bán, tương đương tổng giá trị giao dịch toàn thị trường là 26.114 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE đạt hơn 23.745 tỷ đồng, tăng hơn 46% so với phiên trước đó. 

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 24,38 điểm (1,97%) về 1.212,22 điểm, HNX-Index giảm 4,28 điểm (1,85%) còn 227,28 điểm, UPCoM-Index giảm 1,77 điểm (1,89%) về 92 điểm.

Trước áp lực bán trên diện rộng, toàn thị trường ghi nhận 657 mã giảm (trong đó có tới 32 mã giảm kịch sàn), 159 mã tăng và 138 mã giữ giá tham chiếu. Trên HOSE, sắc đỏ áp đảo với 395 mã giảm, 38 mã tăng và 34 mã giữ giá không đổi. Loạt bluechips chỉnh sâu kéo VN30-Index giảm gần 26 điểm.

Trong rổ VN30, toàn bộ cổ phiếu dừng phiên sáng trong sắc đỏ. Các mã giảm mạnh nhất có thể kể đến như SSB mất 4,2% thị giá, cùng với TCB, GVR, HDB, CTG, BCM, HPG, SSI, VHM, VIC, PLX, TPB, VPB, VRE, MBB, VIB giảm hơn 2%.

Ở nhóm midcap và penny, một số cổ phiếu thành công lội ngược dòng như BSI (+1,2%), FTS (+0,9%), VSH (+0,4%), SKG (+2,5%), AGG (+1,8%), FIR (+1,8%), SRC (+1,6%), CTS (1,2%), DVP (+1,1%), …

Diễn biến theo nhóm ngành, cổ phiếu của các nhà băng tác động tiêu cực nhất lên VN-Index khi lấy đi hơn 7 điểm của chỉ số, kế đó cổ phiếu ngành bất động sản, dầu khí, thép, dịch vụ tài chính đồng loạt điều chỉnh tạo áp lực giảm điểm lên thị trường. Tại nhóm ngân hàng , EIB là sắc xanh duy nhất với tỷ lệ tăng 1,9% lên 18.400 đồng/cp, bên cạnh ABB, BVB, KLB, LPB, SGB dừng phiên sáng tại ngưỡng tham chiếu.

Các mã còn lại đồng loạt giảm với tỷ lệ mất giá phổ biến trên 2%. Tâm lý giao dịch thận trọng khiến thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức thấp.

Giá trị giao dịch sàn HOSE đạt gần 6.600 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,5% so với phiên thứ Sáu tuần trước. Tính chung toàn thị trường, tổng khối lượng giao dịch trong phiên sáng đạt gần 324 triệu đơn vị, tương đương gần 7.240 tỷ đồng. 

Tính đến 10h00, VN-Index giảm 19,93 điểm (1,61%) xuống 1.216,67 điểm, HNX-Index giảm 2,94 điểm (1,27%) về 228,62 điểm, UPCoM-Index giảm 1,17 điểm (1,25%) còn 92,6 điểm.

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, VN-Index rơi hơn 17 điểm xuống dưới ngưỡng 1.220 điểm. Sau khoảng 1h giao dịch, chỉ số chính sàn HOSE tiếp tục nới rộng đà giảm, hiện giảm gần 20 điểm. Áp lực bán dâng cao ở tất cả các nhóm ngành khiến thị trường đỏ lửa. Sắc đỏ áp đảo trên bảng điện với số mã giảm gấp 3,7 lần số mã tăng. 

Rổ VN30 giao dịch tiêu cực với toàn bộ cổ phiếu chìm trong sắc đỏ. Tác động thị trường nhiều nhất là các bluechip ngành ngân hàng như VCB, TCB, CTG, BID cùng với VIC, VHM với tổng cộng gần 6,4 điểm kéo lùi chỉ số. Ngược lại ở chiều tăng, lực hỗ trợ yếu ớt được dẫn đầu bởi LPB (+0,7%) với chưa đến 0,2 điểm.

Ở nhóm bất động sản, loạt cổ phiếu mất hơn 2% thị giá như HTN (-4,7%), QCG (-4,4%), L14 (-4%), PDR (-3,3%), NLG (-3,2%), DIG (-2,9%), DXS (-2,9%), CEO (-2,7%), VIC (-2,4%), HDC (-2,3%), …

Là nhóm nhạy cảm với diễn biến thị trường, cổ phiếu của các công ty chứng khoán bị bán mạnh từ đầu phiên như CSI mất 6,5% thị giá, TCI (-3,7%), IVS (-3,7%), EVS (-3%), cổ phiếu của hai ông lớn trong ngành là VND và SSI cũng giảm lần lượt 2,3% và 2,2%. Một số mã có dấu hiệu hồi phục như BSI và FTS cùng tăng 1,6%, BVS và APS xanh 1,4%, CTS xanh nhẹ trên ngưỡng tham chiếu.

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ và chứng khoán châu Âu cùng giảm mạnh khi dữ liệu việc làm tháng 7 yếu hơn kỳ vọng cho thấy Fed có thể đã chậm chân trong việc hạ lãi suất.

Trong phiên giao dịch ngày 2/8, chỉ số S&P 500 giảm 1,84% và đóng cửa ở mức 5.347 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite mất 2,43% và chốt phiên với 16.776 điểm. Từ mức đỉnh lịch sử, Nasdaq Composite đã tụt hơn 10%. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 611 điểm, tương đương 1,51% và kết thúc với 39.737 điểm. Tại mức thấp nhất trong phiên, chỉ số này đã giảm 989 điểm.

Thu Thảo

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 07/9 đến 1h ngày 08/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 07/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 07/9 đến 1h ngày 08/9.