|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Rà soát lại tuyến đường bộ ven biển Hải Phòng - Thái Bình sau khi doanh nghiệp 'kêu cứu'

14:54 | 01/09/2017
Chia sẻ
Cho rằng hoạt động của các nhà máy đóng tàu bị ảnh hưởng vì dự án tuyến đường bộ ven biển Hải Phòng - Thái Bình, 2 DN đã gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ "kêu cứu". Phó Thủ tướng đã chỉ đạo rà soát lại đề xuất dự án.
ra soat lai tuyen duong bo ven bien hai phong thai binh sau khi doanh nghiep keu cuu
Phó Thủ tướng đã chỉ đạo rà soát lại đề xuất dự án tuyến đường bộ ven biển Hải Phòng - Thái Bình. Ảnh minh họa: Internet.

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn hỏa tốc truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình sau khi nhận được đề nghị của Công ty cổ phần đóng tàu Thái Bình Dương và Công ty TNHH Thương mại Khiên Hà về việc dự án làm ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy đóng tàu trên địa bàn.

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát lại đề xuất Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 9 km trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo hình thức đối tác công tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/9/2017.

Trước đó (ngày 21/7), Công ty cổ phần đóng tàu Thái Bình Dương và Công ty TNHH Thương mại Khiên Hà có đề nghị liên quan đến việc hoạt động của các nhà máy đóng tàu bị ảnh hưởng do dự án cầu vượt trên sông Văn Úc, thành phố Hải Phòng.

Vào năm 2016, Chính phủ đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển qua các tỉnh, thành phố là Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Tuyến đường bộ ven biển, tuyến đường đi qua 6 địa phương trên được xác định đầu tư với quy mô cấp 3; chủ yếu đầu tư trong giai đoạn trước năm 2020, trừ một số đoạn đi qua các tỉnh Thái Bình với 7/50 km; Nam Định với 29/73,5 km được xác định đầu tư trong giai đoạn sau năm 2020.

Dự án xây dựng đoạn tuyến đường bộ ven biển đoạn đi qua Hải Phòng và tỉnh Thái Bình dài 29,7 km đường bộ (20,782 km thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng và 8,925 km thuộc địa bàn tỉnh Thái Bình). Dự án do Liên danh nhà đầu tư gồm: Tổng Công ty XD số 1 (CTCP) - Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Bùi Vũ - Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và KCN Việt Nam (TNHH MTV) - Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông 9 (CIENCO 9) đề xuất thực hiện theo hình thức hợp tác công tư PPP, hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT)

Tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỉ đồng. Dự kiến đến năm 2019 công trình sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng, dự kiến thu phí trong 23 năm.

Tuyến đường có điểm đầu từ nút giao đường 353 khu vực ngã ba Đồng Nẻo (km 11 + 800 trên tỉnh lộ 353 thuộc địa bàn quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng), tiếp đó đi qua các huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng TP Hải Phòng và đến điểm cuối là tuyến quốc lộ 37 mới (đang được thi công) thuộc địa phận huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Trên đoạn tuyến từ Hải Phòng - Thái Bình sẽ có 8 cây cầu được xây dựng. Trong đó, có 2 cây cầu lớn nhất là cầu vượt qua sông Văn Úc dài gần 2 km và cầu vượt sông Thái Bình dài hơn 1 km.

Trong giai đoạn đầu của dự án, toàn tuyến sẽ có quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế đạt 80km/giờ. Đường rộng 12m với hai làn xe cơ giới.

ra soat lai tuyen duong bo ven bien hai phong thai binh sau khi doanh nghiep keu cuu Khởi công dự án đường ven biển gần 1.500 tỷ đồng nối thị xã Sầm Sơn với Khu Kinh tế Nghi Sơn

Lễ khởi công dự án xây dựng công trình đường giao thông ven biển nối thị xã Sầm Sơn với Khu Kinh tế Nghi Sơn, ...

ra soat lai tuyen duong bo ven bien hai phong thai binh sau khi doanh nghiep keu cuu Đầu tư tuyến đường bộ ven biển Thái Bình

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng mới có chỉ đạo về chủ trương đầu tư xây dựng 45km đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình

Khánh Hà

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'trụ cột' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, là 'trụ cột' quan trọng cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.