|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Quyền kinh doanh công bằng

19:34 | 18/12/2016
Chia sẻ
Nếu chỉ nhìn vào số lượng, năm 2016 có thể xem là năm rất thành công về phát triển doanh nghiệp tư nhân, với số đăng ký thành lập trong 11 tháng đầu năm đã vượt 101.000 đơn vị, một con số kỷ lục. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bao nhiêu phần trăm số doanh nghiệp này có thể sống và phát triển?
quyen kinh doanh cong bang
(C) SGTO Doanh nghiệp tư nhân đông mà không mạnh. Ảnh: TL

Và số liệu mà ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), công bố tại Diễn đàn kinh tế 2017 cho thấy cơ hội này là không nhiều. Ông cho biết có đến 58% doanh nghiệp tư nhân không có thu nhập để nộp thuế, điều này đồng nghĩa với chỉ 42% là kinh doanh có lãi.

Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng quyết định đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp tư nhân là sự công bằng trong quyền kinh doanh. Vì vậy ông Tuấn cho rằng để doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả, cơ quan quản lý cần đảm bảo quyền kinh doanh công bằng. Theo ông, hiện tại chính sách được ban hành chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận. Nếu chỉ tập trung vào doanh nghiệp lớn thì tạo sức ép lên doanh nghiệp nhỏ, làm họ không có động lực phát triển.

Có thể thấy, chìa khóa quan trọng để tạo lập công bằng trong quyền kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân là cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước, mở ra cơ hội, dư địa cho khu vực tư nhân tiếp cận các lĩnh vực đầu tư và kinh doanh vốn lâu nay chủ yếu tập trung trong tay những ông lớn nhà nước. Cụ thể, Chính phủ cần mạnh tay giảm tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước nắm đa số cổ phần, thoái vốn tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ vốn hoặc không cần nắm trên 50% vốn để tạo cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân mua cổ phần và trở thành nhà đầu tư chiến lược.

Thật ra, cải cách doanh nghiệp nhà nước không phải chuyện mới, mà đã được đưa vào nghị quyết trung ương cách nay 15 năm. Gần đây, Nhà nước cũng đã có nhiều thay đổi nhằm tạo hành lang pháp lý thông thoáng để thúc đẩy việc cải cách này, như quy định Nhà nước chỉ còn độc quyền bốn ngành nghề kinh doanh; không khống chế tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư tham gia trong doanh nghiệp nhà nước sau khi tái cơ cấu; giảm bớt số ngành nghề kinh doanh có điều kiện...

Tuy nhiên để việc cải cách doanh nghiệp nhà nước thực sự trở thành cơ hội và góp phần tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho khu vực tư nhân, đòi hỏi Chính phủ phải có kế hoạch cụ thể đồng thời phải thúc đẩy quyết liệt. Tại Diễn đàn kinh tế 2017 ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, nói quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 vẫn chậm và chưa đi vào thực chất. Các đề án tái cơ cấu của các tập đoàn, tổng công ty vẫn mang tính đối phó, chưa có cải cách cơ bản.

Bên cạnh sự công bằng trong cơ hội kinh doanh, những bất lợi trong việc tiếp cận tín dụng của ngân hàng, đất đai, thị trường cũng là những khó khăn muôn thuở chưa có lời giải. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi trong 11 tháng đầu năm nay có hơn 101.000 doanh nghiệp mới thành lập, thì đồng thời cũng có trên 54.500 doanh nghiệp giải thể và tạm ngừng hoạt động, trong đó số giải thể là 10.468 đơn vị.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước, mở ra cơ hội, dư địa cho kinh tế tư nhân là quyết sách quan trọng có thể tạo ra bước đột phá trong cơ cấu của nền kinh tế. Nói cách khác, sự thành bại của chương trình tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đã được Quốc hội thông qua, gần như phụ thuộc vào việc chúng ta có thực sự tạo lập được sự công bằng trong quyền kinh doanh cho doanh nghiệp tư nhân hay không.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.