|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Quảng Trị có thêm hơn 1.500 tỉ đồng đầu tư vào điện gió

07:42 | 11/12/2019
Chia sẻ
Dự án Nhà máy Điện gió Hướng Linh 4 có tổng công suất thiết kế là 30 MW gồm 9 tuabin gió, mỗi tuabin gió có công suất từ 3,3 đến trên 3,4 MW; điện lượng cung cấp trung bình trên 100 triệu kWh/năm.

Ngày 10/12, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận cho Công ty cổ phần Điện gió Hướng Linh 4 thực hiện dự án đầu tư Nhà máy Điện gió Hướng Linh 4, để sản xuất điện năng từ năng lượng gió.

Nhà máy Điện gió Hướng Linh 4 được xây dựng tại xã Hướng Linh, huyện miền núi Hướng Hóa, với diện tích đất sử dụng 8ha, tổng vốn đầu tư trên 1.537 tỷ đồng. 

Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm, kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Dự kiến, đến tháng 12/2021, Nhà máy Điện gió Hướng Linh 4 sẽ hoàn thành và phát điện.

Vùng miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Trị có tiềm năng rất lớn về điện gió, khi tốc độ gió trung bình đạt từ 6-7 m/s. Do đó, vùng này đã và đang đón hàng chục doanh nghiệp, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào làm điện gió.

Đến tháng 12/2019, tỉnh Quảng Trị đã có hơn 70 dự án điện gió đi vào hoạt động, đang xây dựng và nghiên cứu, khảo sát với tổng công suất trên 3.600 MW. 

Nhà máy điện gió Hướng Linh 2 đã đi vào vận hành từ năm 2017; 16 dự án đang triển khai đầu tư với tổng công suất 578 MW; 45 dự án đã trình Bộ Công Thương phê duyệt với tổng công suất hơn 2.500 MW; 8 dự án đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị đồng ý chủ trương cho nghiên cứu, khảo sát lập hồ sơ bổ sung quy hoạch, với tổng công suất 400MW; còn lại là các dự án nhà đầu tư đang nghiên cứu.

Một số dự án điện gió lớn đang được triển khai ở Quảng Trị như Nhà máy Điện gió Hướng Linh 3 với tổng vốn đầu tư trên 1.530 tỷ đồng; Nhà máy điện gió Hướng Phùng 3 có tổng vốn đầu tư trên 1.580 tỷ đồng; Nhà máy điện gió Gelex 1, 2, 3 mỗi nhà máy có công suất 30 MW, tổng vốn đầu tư gần 3.660 tỷ đồng.

Tỉnh Quảng Trị xác định, thu hút đầu tư vào lĩnh vực điện gió, là một trong những ưu tiên, nhằm đưa địa phương trở thành trung tâm năng lượng của Khu vực Bắc miền Trung…

Nguyên Lý

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.