|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Quản trị doanh nghiệp thị trường chứng khoán, góc nhìn ‘ông lớn’ Petrolimex, Vietjet, Vinaconex

16:53 | 25/10/2017
Chia sẻ
Chia sẻ về Thị trường vốn - góc nhìn từ người trong cuộc tại hội thảo Gateway to Vietnam 2017” với chủ đề “Thị trường Vốn – Động lực tăng trưởng mới của nền Kinh tế”, các diễn giả đánh giá quản trị doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
quan tri doanh nghiep thi truong chung khoan goc nhin ong lon petrolimex vietjet vinaconex
Quản trị doanh nghiệp thị trường chứng khoán, góc nhìn ‘ông lớn’ Petrolimex, Vietjet, Vinaconex (Ảnh: Tiến Vũ)

Quản trị doanh nghiệp đi từ việc công bố thông tin, quản lý chi phí, sử dụng dòng tiền cho đến minh bạch công khai.

Kịp thời công bố thông tin

Ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - Mã: PLX) nhìn nhận lĩnh vực hoạt động của PLX khá nhạy cảm, nhận được sự quan tâm từ phía cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng và cơ chế chính sách. Trong nhiều giai đoạn PLX thuộc sự quản lý nhà nước, sau đó chuyển sang thị trường.

Xuyên suốt những giai đoạn này, ông Bảo cho rằng doanh nghiệp cần phải tự minh hóa mình, trong đó PLX theo đuổi minh bạch hóa và thắt chặt quản trị. “Nhiều năm chúng tôi được đánh giá việc đảm bảo công bố báo cáo tài chính kịp thời từng quý, điều này ko hề dễ đối với một trong những doanh nghiệp quy mô lớn. Để đảm báo đáp ứng đúng yêu cầu báo cáo là nhờ áp dụng hệ thống quản trị từ năm 2010”.

Theo ông Bảo, điều quan trọng là bất kỳ doanh nghiệp nào trong bối cảnh bị chi phối, chịu áp lực từ chỉ đạo của nhà nước qua từng giai đoạn, việc minh bạch, công khai quản trị là vấn đề tích tụ nhiều năm của doanh nghiệp. Trong đó, nhiều dự án nếu không được đánh giá rõ thì có thể xảy ra những điều không tốt đối với những dự án.

Quy tắc quản trị để đánh giá sức cạnh tranh

Một ý kiến khác từ CEO CTCP Hàng không Vietjet (Mã: VJC) Lưu Đức Khánh cho rằng, VJC áp dụng các quy tắc quản trị để đánh giá sức cạnh tranh của mình đang ở đâu so với các hãng hàng ko trên thế giới. “Chúng tôi biết chắc chắn rằng chi phí 1 ghế VJC trong tháng này là bao nhiều, đang ở đâu trên thị trường, cụ thể là đứng ở top 3 các hãng hàng không thế giới về quản trị chi phí”.

Bên cạnh đó, ông Khánh cũng nhắc đến văn hóa doanh nghiệp trong mối quan hệ với chi phí và là điểm khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, và quyết định thành công cho doanh nghiệp. Theo ông Khánh, chi phí vô cùng quan trọng trong ngành hàng không, “Chúng tôi chỉ quản lý được 25% chi phí, ngoài ra là những chi phí không thể can thiệp như giá xăng, phi công...”.

“Tiết kiệm của Vietjet đi từ chiếc ly uống nước, để làm sao nước uống không bị bỏ lãng phí. Phải có văn hóa doanh nghiệp tốt và được duy trì, nhắc đi nhắc lại, truyền tải từ những người cao cấp xuống những nhân viên thấp nhất”.

Dòng tiền - yếu tố sống còn của doanh nghiệp

Quan điểm của ông Đỗ Trọng Quỳnh - Tổng Giám đốc Tổng CTCP XNK và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - Mã: VCG) cho rằng nguồn vốn, cơ hội và niềm tin là những yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.

Ông Quỳnh chia sẻ, VCG là doanh nghiệp đa ngành được Chính phủ thành lập để thu gom những cán bộ làm việc tại đông âu về Việt Nam. Sau đó VCG phát triển mạnh về xây lắp, và lấn sang đầu tư (một trong những doanh nghiệp đầu tư đầu tiên của ngành xây dựng). Ông Quỳnh nhìn nhận 5 năm qua VCG không theo kịp cơ chế nên không phát triển mạnh như thời kỳ trước.

Năm 2006-2007, theo chỉ đạo Chính phủ và Bộ Xây dựng, mỗi tổng công ty phải thành lập một 1 công ty xi măng, khi đó VCG thành lập Nhà máy xi măng Cẩm Phả. Việc này đòi hỏi vốn tự có phải có ít nhất 1/3, thời gian đó bản các doanh nghiệp Nhà nước đều hoạt động nhờ vốn vay ngân hàng, đa số Tổng công ty như VCG đều vay 100% vốn để xây nhà máy này.

Đến năm 2011 - 2012, đồng yên và USD trượt giá khiến nhà máy có năm lỗ đến 670 tỷ đồng, cận kề nguy cơ phá sản. Sau đó, VCG được SCIC góp thêm gần 1.500 tỷ đồng trong đợt tăng vốn lên 4.400 tỷ đồng. Nhờ dòng tiền nay, VCG đã “sống lại”, không bị phá sản, vẫn bảo toàn vốn nhà nước và tiếp tục phát triển.

Điều này cho thấy dòng tiền rất quan trọng”, ông Quỳnh nhận xét. Đến thời điểm này tỷ lệ nợ/vốn của VCG còn 0,73 lần. Từ 2015 đến năm nay, vốn hóa thị trường chứng khoán đã gấp 2 lần lên 10.000 tỷ đồng.

Yếu tố thức hai được ông Quỳnh nhắc đến là cơ hội cho những doanh nghiệp và nhà đầu tư cùng phát triển. Cuối cùng là niêm tin gồm niềm tin của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp và ngược lại. “Cả hai phải hiểu nhau, tin tưởng nhau mới làm được. Để nhà đầu tư tin tưởng, doanh nghiệp phải minh bạch, nếu không sẽ không ai tin, không có dòng tiền để phát triển”.

Nhà đầu tư ngoại quan tâm đến tính minh bạch

Dưới góc nhìn nhà đầu tư nước ngoài, đại diện Daiwa Hong Kong, ông Jeffrey Y. Matsumoto - Giám đốc điều hành, phụ trách Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư & Thị trường vốn cổ phần, khu vực châu Á (không gồm Nhật Bản) chia sẻ, yếu tố giúp Việt Nam phát triển như hiện nay là tăng trưởng kinh tế cao, dân số trẻ, ngoài ra quản trị công ty ngày càng minh bạch hơn.

Việt Nam có nhiều doanh nghiệp lớn cổ phần hóa trong những năm qua; tương tự như khu vực châu Âu, châu Úc hay Trung Quốc. Ông bày tỏ, “Không thị trường nào là hoàn hảo, quan trọng là tương lai sẽ phát triển như thế nào, chúng tôi rất hăm hở xem thị trường vốn Việt Nam phát triển trong tương lai”.

Ông Kyle Kelhofer - Giám đốc quốc gia Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đánh giá cái thiếu ở doanh nghiệp Việt Nam là quyền lợi cổ đông, đạo đức, tư duy người đứng đầu, quản trị tài chính...

Ở Việt Nam, IFC nhìn vào đầu tiên là vấn đề giao tiếp, lợi ích giữa hai bên và minh bạch công ty. Đồng thời IFC, phải thực hiện rà soát ở những doanh nghiệp khác nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng của IFC.

Khi tham gia vào doanh nghiệp nhà nước, IFC sẵn sàng hỗ trợ cải thiện môi trường, cải thiện quản trị, đưa người vào HĐQT, cải thiện sự minh bạch. “Tôi thấy nhiều cơ hộ cho DNNN nếu đáp ứng tất cả yêu cầu của IFC”, ông Kyle nhận xét.

Mặt khác đại diện IFC cũng đề cập đến tầm quan trọng của thời gian nào Việt Nam sẽ thay đổi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, biến thị trường cận biên sang thị trường mới nổi. “Rào cản là có nhưng khi nào chúng ta có sự tăng trưởng”.

quan tri doanh nghiep thi truong chung khoan goc nhin ong lon petrolimex vietjet vinaconex TTCK: thừa thông tin, nhưng liệu có chính xác và trung thực

Các cơ quan quản lý cần tiếp tục mạnh tay xử lý các vi phạm nhằm nâng cao tính minh bạch của thị trường, bởi ...

Tiến Vũ