Quản lý cấp trung của Việt Nam có tỷ lệ tăng lương cao nhất
Việt Nam đứng thứ 3 về tốc độ tăng trưởng tiền lương nhanh nhất châu Á - Thái Bình Dương năm 2018 |
Ngành nào sẽ được nhà tuyển dụng để mắt?
Việt Nam là nước có tỉ lệ tuyển dụng tăng vì nhu cầu mở rộng kinh doanh cao nhất trong khu vực. Với mức tăng trưởng 37,4% vốn đầu tư FDI trong 10 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm ngoái, sự tăng trưởng về cơ hội việc làm được mong đợi trong năm 2018. Ba ngành công nghiệp được dự đoán sẽ phát triển thần tốc trong năm tới theo phản hồi từ Nhà Tuyển Dụng sẽ là Sản xuất; Bán buôn; Xây dựng - Kỹ thuật.
Đây là một trong những nội dung trong buổi hội thảo công bố kết quả khảo sát diện rộng phản ánh thực tế thị trường tuyển dụng tại Việt Nam trong năm 2018 diễn ra vào sáng 7/12.
Bà Angie Phang – Tổng Giám đốc JobStreet.com (ảnh: Mình Anh) |
Tại buổi hội thảo, bà Angie Phang – Tổng Giám đốc JobStreet.com cho biết, theo kết quả khảo sát diện rộng của JobStreet, có nhiều thông tin chi tiết về kết quả tăng trưởng khả quan trong năm 2017.
Mùa cao điểm tuyển dụng tại Việt Nam sẽ diễn ra từ tháng 1 đến tháng 6, thường tăng trưởng đến 68% do nhu cầu mở rộng kinh doanh.
Việt Nam có tốc độ tăng lương nhanh nhất châu Á
Người tìm việc Việt Nam cũng có chỉ số hạnh phúc (Happiness Index) trong công việc cao thứ hai trong khu vực và có tốc độ tăng lương nhanh nhất châu Á với tỉ lệ từ 20-24%.
Theo khảo sát của JobStreet về tiền lương trong 11 tháng qua, Việt Nam, Indonesia và Philippines có tỉ lệ tăng tương cao nhất 20-24%; trong đó, quản lí cấp trung ở Việt Nam có tỉ lệ tăng lương cao nhất. Singapore, Malaysia & Thái Lan có mức tăng trung bình 14-17%.
Tỷ lệ tiền lương của một số nước trong khu vực châu Á (Nguồn: Jobstreet.com) |
Tuy nhiên, với dự đoán khả quan cho thị trường việc làm Việt Nam năm tới, vẫn có những trở ngại tiềm ẩn ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường việc làm.
Bà Angie Phang cho biết, hiện nhà tuyển dụng tại Việt Nam chỉ mất bình quân 28 tháng để thăng chức 1 nhân viên, ít thời gian với chuẩn chung trong khu vực để giữ chân và đảm bảo sự đầu tư về nhân sự.
Thời gian thăng chức bình quân cho các vị trí (Nguồn: Jobstreet.com) |
Các doanh nghiệp đánh giá rằng yếu tố như tìm kiếm ứng viên có kỹ năng, tay nghề; phù hợp với văn hóa doanh nghiệp và sự thiếu hụt thương hiệu tuyển dụng là những trở ngại lớn nhất.
Trong đó, 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát lo lắng về khả năng tìm được những ứng viên có kỹ năng tay nghề cao ở các vị trí như giám sát, chuyên viên và trưởng phòng. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia duy nhất có nhu cầu cao nhất về ứng viên cấp bậc Quản lý. Lĩnh vực đang thiếu hụt trầm trọng ứng viên có kỹ năng là xây dựng, máy tính – công nghệ thông tin, sản xuất.
Ông Daniel Walter, Giám đốc công nghệ thông tin của tập đoàn SEEK Asia cho biết, Việt Nam đang có cơ cấu dân số trẻ trong khi doanh nghiệp nước ngoài dồn dập đổ vốn vào Việt Nam, do đó quản lý cấp cao vẫn chủ yếu là người nước ngoài.
Các ngành khó tuyển người (Nguồn: Jobstreet.com) |
Nhìn từ bên trong doanh nghiệp, các nhà quản lý nhân sự cũng phải đối mặt với nhiều thử thách, nổi bật nhất là nhu cầu tuyển dụng đột xuất với thời gian hạn hẹp, với hơn 48% người tham dự đồng ý.
Ngoài chiến lược giữ chân nhân tài, các doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng dài hạn và vững chắc để có thể tuyển đủ nhân viên và hạn chế tình trạng thiếu hụt nhân viên đột xuất. Đặc biệt trong tình hình kinh tế phát triển khả quan trong giai đoạn sắp tới.
“Vấn đề các nhà tuyển dụng Việt Nam giai đoạn này là thị trường với lợi thế nghiêng về ứng viên", bà Phang cho biết.
Theo bà, cần tạo ra chiến lược tuyển dụng cạnh tranh bao gồm 3 yếu tố chính: giữ chân nhân tài khác biệt để đảm bảo sự ổn định kinh doanh, xây dựng ngân hàng ứng viên để chuẩn bị cho tương lai, áp dụng công nghệ tiên phong sáng tạo để tối ưu hóa năng suất tuyển dụng.
Đối với ngành tài chính ngân hàng, bà Angie Phang cho biết hiện nay tuyển dụng lĩnh vực này đang tăng trưởng vượt bậc trong 5 năm nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán trực tiếp, hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng hiệu quả