|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

'Phương án đầu tư công CP trình không có danh mục dự án, vượt số tiền có thể cân đối được'

12:58 | 29/10/2018
Chia sẻ
Phương án đầu tư công Chính phủ trình Quốc hội không có danh mục dự án và phân bổ vốn đầu tư của trung ương vượt số tiền có thể cân đối được, chia cả số tiền đã phân bổ cho các dự án trong kế hoạch trung hạn..., đó là tham luận của đại biểu  Hoàng Quang Hàm trong phiên họp Quốc hội sáng nay.

Phiên họp Quốc hội hôm nay (ngày 29/10) tiến hành thảo luận về kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 - 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017. Bên cạnh thảo luận về ngân sách, Quốc hội cũng thảo luận, đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.

phuong an dau tu cong cp trinh khong co danh muc du an vuot so tien co the can doi duoc
'Phương án đầu tư công CP trình không có danh mục dự án, vượt số tiền có thể cân đối được'.

Phát biểu tại phiên họp sáng, liên quan tới vấn đề đầu tư công, đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đoàn Đắc Nông) nói, việc bố trí vốn đầu tư công trung hạn cho các dự án đường ven biển, cân đối bố trí vốn các công trình từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, phân bổ vốn dự phòng chung giai đoạn 2016 - 2020 cần tính đến dự phòng để xử lý những vấn đề cấp bách phát sinh, việc sử dụng vốn nước ngoài đầu tư xây dựng đường cao tốc cần thực hiện đúng các Nghị quyết của Quốc hội và Bộ Chính trị....

Ông Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh việc cần phải giữ kỹ luật, kỷ cương ngân sách Nhà nước trong vấn đề đầu tư công.

Theo ông Giang, Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng, báo cáo về khả năng cân đối nguồn vốn, sau đó mới đảm bảo tổng mức đầu tư công trung hạn không vượt kế hoạch 20.000 tỷ đồng.

“Những công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ khả năng thiếu vốn là khá rõ ràng, khi không phát hành được 60.000 tỷ đồng trái phiếu, mà vay nước ngoài thì chúng ta phải có công trình cụ thể, có kế hoạch”, ông Giang nói.

Cũng về vấn đề đầu tư công, đại biểu Hoàng Quang Hàm (Đoàn Phú Thọ) cho hay, 2 năm còn lại tất cả các nguồn vốn bố trí để chi đầu tư của Trung ương từ thu, vay, thoái vốn cổ phần chỉ được 440 nghìn tỷ đồng. Dự toán năm 2019 còn 197 nghìn tỷ. Đến năm 2020 trên nền vận động cao thì được 217 nghìn tỷ. Kết nối hai năm nỗ lực được 414 nghìn tỷ đồng. Thiếu gần 60 nghìn tỷ cho các dự án đã có danh mục, số vốn đã phân bổ trung hạn.

phuong an dau tu cong cp trinh khong co danh muc du an vuot so tien co the can doi duoc
Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Đoàn Phú Thọ).

“Nếu sử dụng tiếp dự phòng của Trung ương thì sẽ thiếu khoảng 150 nghìn tỷ đồng. Theo phương án của Chính phủ thì các dự án được ghi tên vào góp vốn cụ thể theo kế hoạch trung hạn phần ngân sách của Trung ương phải cắt giảm 60 nghìn tỷ đồng”, ông Hàm phân tích.

Theo ông Hàm, nếu sử dụng tiếp dự phòng các dự án này cắt giảm sâu hơn 150 nghìn tỷ, dẫn đến các dự án chậm tiến độ, dàn trải đồng thời "gá chân" thêm vào các dự án mới làm tăng thêm mức độ dàn trải, vi phạm luật đầu tư công. Phá vỡ thành quả của cơ cấu lại chi đầu tư với thành tựu nổi bật chống dàn trải hoạt động dựa trên nguyên tắc được luật định chỉ quyết định dự án khi cân đối về nguồn. Cách làm này sẽ tạo áp lực cho các giai đoạn sau.

Từ các phân tích trên, ông Hàm khẳng định, 2 năm còn lại, phương án phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách trung ương trong kế hoạch trung hạn Chính phủ trình là không đúng qui định của Luật Đầu tư công, dàn trải, kém hiệu quả, tạo cơ chế xin - cho.

“Chính phủ trình Quốc hội không có danh mục dự án và phân bổ vốn đầu tư của trung ương vượt số tiền có thể cân đối được, chia cả số tiền đã phân bổ cho các dự án trong kế hoạch trung hạn”, ông Hàm nhận xét.

Từ đó, ông Hàm cho rằng Chính phủ cần cân nhắc và nên lựa chọn một trong hai phương án.

Phương án 1, nếu Chính phủ vẫn giữ khả năng cân đối nguồn như đang trình, thì phải rà soát các dự án đã ghi tên, mức tiền để cắt giảm kế hoạch trung hạn đã giao cho các dự án không thể giải ngân hết vốn hoặc dự án mức độ cấp thiết ít nhất đồng thời sử dụng kế hoạch cắt giảm đó để bù cho các dự án đang triển khai bị thiếu nguồn, giành một phần để lập qui hoạch, triển khai các dự án cấp bách và chuẩn bị đầu tư cho giai đoạn tiếp theo. Chấp nhận một số dự án bị đình hoãn và không sử dụng dự phòng. Vì có phân bổ dự phòng cũng chỉ là cam kết không có tiền thực, làm lớn thêm số tiền được ghi vào trung hạn cho các bộ, ngành, địa phương; không có ý nghĩa; thực tế các bộ, ngành, địa phương không được thêm tiền, vì hàng năm không cân đối được. Số dư của kế hoạch trung hạn do không đủ tiền để bố trí đến hết 2020 đương nhiên bị hủy bỏ, không chuyển được sang giai đoạn sau, vì đây không phải là kinh phí (tiền thật) còn dư để được chuyển nguồn.

Phương án 2, nếu Chính phủ thấy nhất thiết phải thực hiện phân bổ theo phương án đang trình, thì phải cân đối thêm nguồn, bằng cách xin Quốc hội cho sử dụng tăng thu ngân sách trung ương 2019 - 20220 (nếu có), báo cáo cấp có thẩm quyền và trình Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cổ phần hóa, thoái vốn đang dư tại Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (bản chất tiền này là của ngân sách), còn thiếu thì nới trần bội chi trên cơ sở giữ trần nợ công (hiện nay trần nợ công còn dư địa để tăng bội chi). Nếu không muốn nới trần bội chi có thể cắt giảm một chút để phù hợp với nguồn vốn cân đối được.

Ông Hàm cho rằng 2 phương án trên đảm bảo minh bạch trong phân bổ vốn. Thêm vào đó, các bộ, ngành, địa phương có thể biết được từ nay đến 2020 dự kiến mình có bao nhiêu tiền. Ngoài ra, các dự án sau khi rà soát đều cân đối được nguồn và có vốn để lập qui hoạch, thực hiện các dự án cấp bách, mở dự án cho giai đoạn sau.

Đồng tình với tham luận của đại biểu Hàm, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) cũng cho rằng, thực tế đầu tư công vẫn còn việc đầu tư dàn trải (tổng múc đầu tư 2 triệu tỷ đồng cho 9620 dự án), dẫn tới nhiều dự án vẫn còn dở dang, thiếu vốn, “không ở đâu mỗi tỉnh có một dự án như ở Việt Nam”... Đại biểu cho rằng cần ưu tiên tập trung vốn đầu tư công trung hạn cho các dự án trọng điểm có quy mô lớn, có khả năng lan tỏa vùng, miền, tránh đầu tư dàn trải, cào bằng...

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Khánh Hà

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.