|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 28/6: Khối ngoại mua ròng gần 180 tỷ đồng, tâm điểm CTG, MSN

17:03 | 28/06/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại tiếp tục đóng vai trò nâng đỡ khi họ mua ròng 157,46 tỷ đồng, tương đương gần 8 triệu đơn vị cổ phiếu. Trái ngược phiên trước, dòng tiền trở lại mua gom nhóm ngân hàng, chứng khoán, dầu khí.

VN-Index dừng chân tại mốc 1.218,1 điểm, tăng hơn 15 điểm với sự đóng góp chính từ nhóm ngân hàng, tiêu biểu có thể kể đến VIB, LPB, BID,... chạm trần hoặc tăng trần. Ngược lại nhóm ngành thủy sản, phân bón đều gặp áp lực chốt lời tương đối mạnh do số liệu xuất khẩu cá tra tháng 6 có sự sụt giảm và thông tin giá phân bón hạ nhiệt.

Thanh khoản thị trường hôm nay tiếp tục có sự cải thiện đáng kể, việc thanh khoản tăng dần cũng thể hiện sự chấp nhận vùng giá hiện tại nhiều hơn thay vì chờ đợi, cho thấy 1 tín hiệu tích cực. 

Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại tiếp tục đóng vai trò nâng đỡ khi họ mua ròng 157,46 tỷ đồng, tương đương gần 8 triệu đơn vị cổ phiếu. Trái ngược phiên trước, dòng tiền trở lại mua gom nhóm ngân hàng, chứng khoán, dầu khí.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Thống kê cho thấy quy mô mua ròng mạnh nhất được ghi nhận ở cổ phiếu CTG của Vietinbank. Mã này được gom ròng 106,8 tỷ đồng, gấp đôi so với phiên trước đó. Đây cũng là mã duy nhất được NĐT nước ngoài mua gom trên trăm tỷ đồng phiên hôm nay. Cùng chiều, MSN của Tập đoàn Masan cũng được mua ròng 63,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các mã thu hút lực cầu nhẹ hơn lần lượt là DPM (47 tỷ đồng), VND (44,1 tỷ đồng), GEX (38,4 tỷ đồng), VHC (35,9 tỷ đồng) và FTS (32 tỷ đồng).

Giao dịch mua ròng còn được chứng kiến ở FPT (24 tỷ đồng), FRT (22,4 tỷ đồng) và GAS (19,3 tỷ đồng).

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu HPG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị 118,5 tỷ đồng. Phiên hôm nay thị giá của ông lớn Hòa Phát quay đầu điều chỉnh, có mức giảm 1,75% và thuộc Top2 ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường chung.

Nối tiếp, danh mục bán ròng của khối ngoại có sự xuất hiện của một số đại diện nhóm vốn hóa lớn như VNM (93 tỷ đồng), DGC (64,3 tỷ đồng), NVL (53,6 tỷ đồng), MWG (28,8 tỷ đồng), VIC (20,6 tỷ đồng), SSI (17,2 tỷ đồng) và VCB (11,9 tỷ đồng).

Tại giao dịch chứng chỉ quỹ, E1VFVN30 bị bán ròng chưa đến 17 tỷ đồng.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tương tự, trên sàn HNX, nhà đầu tư ngoại đảo chiều mua ròng 21 tỷ đồng, tương đương 1,3 triệu đơn vị.

Ở chiều mua, SHS của Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội tiếp tục thu hút phần lớn lực cầu với gần 14,9 tỷ đồng trong bối cảnh dù mã này có nhịp giảm 2% phiên hôm nay. Nối tiếp, lực cầu ngoại tìm đến TNG (4,2 tỷ đồng), PVS (2 tỷ đồng), trước khi mua nhẹ hơn các mã SD5, VHL, VCS, IVS, PVG,…

Mặc dù lực xả vẫn chưa dừng lại, cổ phiếu EID của Đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội chỉ còn bị chốt lời 1,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các mã bị bán ròng lần lượt còn có BVS (557 triệu đồng), PSD (515 triệu đồng), IDC (384 triệu đồng), CEO (288 triệu đồng),…

Ở thị trường UPCoM, giao dịch rút vốn tiếp tục ghi nhận với quy mô 120 triệu đồng, dù đã giảm khá mạnh so với phiên trước. Về khối lượng, NĐT nước ngoài bán ròng 18.323 đơn vị.

Tại chiều mua, nhóm này mua gom mạnh nhất ở cổ phiếu QNS Đường Quảng Ngãi với giá trị 1,1 tỷ đồng. Lực cầu cũng tập trung tại CSI (555 triệu đồng), trước khi tìm đến lần lượt MCH, TIN, SKV, HPD,…

Chiều ngược lại, dòng tiền ngoại chủ yếu rút khỏi 1,1 tỷ đồng khỏi mã VEA. Bên cạnh đó, các mã ghi nhận giao dịch cùng chiều phải kể đến như ACV (503 triệu đồng), VTP (423 triệu đồng), BSR (319 triệu đồng), OIL (262 triệu đồng),…

Thảo Bùi

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.