|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 22/11: Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 285 tỷ đồng, tâm điểm VNM, SSI, MBB

16:31 | 22/11/2022
Chia sẻ
Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng gần 256 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 8 triệu đơn vị cổ phiếu.

VN-Index kết phiên giảm 8,53 điểm xuống 952,12 điểm, trong đó chỉ số VN30 giảm 11,35 điểm còn 945,54 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 556 mã tăng/334 mã giảm, ở rổ VN30 có 11 mã tăng, 18 mã giảm và 1 mã giữ tham chiếu.

Tại nhóm vốn hóa lớn, NVL sau khi được "giải cứu" vào cuối phiên sáng đã trở lại với sắc xanh sàn khi áp lực bán dâng cao trong phiên chiều. Đóng cửa, cổ phiếu của Novaland dừng tại 25.350 đồng/cp với khối lượng dư bán giá sàn hơn 6,6 triệu đơn vị. Với lượng khớp lệnh khủng trong phiên sáng này, mã này vẫn đứng đầu Top thanh khoản với hơn 128,5 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị gần 3.290 tỷ đồng. 

Tương tự, dù lực cầu xuất hiện giúp PDR không còn trong trạng thái tắt thanh khoản, mã này vẫn chất bán giá sàn gần 80,6 triệu đơn vị khi đóng cửa.

Với sắc đỏ của VIC, VHM, VCB, MSN, GAS, NVL, GVR,... lực đỡ của một số cổ phiếu vốn hóa lớn như BID, VNM, EIB không thể giúp thị trường đóng cửa trong sắc xanh và ghi nhận phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp.

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch mua ròng gần 256 tỷ đồng, tương đương khối lượng hơn 8 triệu đơn vị cổ phiếu.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng gần 74,5 tỷ đồng.

Theo sau là SSI được mua ròng gần 67,3 tỷ đồng và MBB (63,4 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở FUEVFVND (47 tỷ đồng), BID (38,8 tỷ đồng), HPG (32,6 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã dưới 30 tỷ đồng là POW (24,9 tỷ đồng), MSN (21,9 tỷ đồng), GMD (19,1 tỷ đồng) và VHM (15 tỷ đồng).

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tại chiều bán, cổ phiếu DGC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang bị xả ròng mạnh nhất với quy mô hơn 68,3 tỷ đồng.

Theo sau đó là E1VFVN30 bị bán ròng hơn 34 tỷ đồng, NVL (30,3 tỷ đồng). Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã dưới 30 tỷ đồng như GEX (25,1 tỷ đồng), VCB (22 tỷ đồng), DXG (19,8 tỷ đồng), STB (19,4 tỷ đồng), CTG (14,5 tỷ đồng), KBC (11,7 tỷ đồng) và VND (11,3 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục giao dịch mua ròng gần 16,2 tỷ đồng, tương đương gần 900 nghìn đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 6,9 tỷ đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp là TNG (4,7 tỷ đồng), DTD (2,4 tỷ đồng), CEO (1,4 tỷ đồng), PVI (1,3 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như BVS (517 triệu đồng), HCC (179 triệu đồng), VCS (159 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại xả ròng mạnh nhất gần 1,9 tỷ đồng ở cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO, sau đó giao dịch mức dưới 1 tỷ đồng ở các mã như MBG (164 triệu đồng), NTP (124 triệu đồng), IVS (55 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại tiếp tục ghi nhận xu hướng gom ròng phiên thứ 17 liên tiếp với quy mô gần 11,7 tỷ đồng, tương đương 340 nghìn đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam dẫn đầu với quy mô gần 4,6 tỷ đồng. Theo sau là MCH (2,4 tỷ đồng), ACV (1,5 tỷ đồng), QNS (1,1 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như CLX (592 triệu đồng), PAT (483 triệu đồng), OIL (441 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại chủ yếu giao dịch ở những mã quy mô dưới 1 tỷ đồng như BSR (212 triệu đồng), SBS (212 triệu đồng), DDV (43 triệu đồng), …

Linh Chi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.