|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tuần 14 – 18/11: Tổ chức trong nước tiếp tục mua ròng gần 2.500 tỷ đồng, tập trung ACB, MWG, MBB

20:45 | 21/11/2022
Chia sẻ
Trong quần qua, tổ chức trong nước duy trì xu hướng mua ròng với quy mô 2.488 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 1.687 tỷ đồng.

Trong tuần vừa qua, các giải pháp đề xuất hỗ trợ thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp đã kích hoạt lực cầu bắt đáy quét sạch các lệnh bán giải chấp. VN-Index quay đầu tăng điểm sau phiên giảm mạnh xuống dưới 900 điểm từ hoạt động giải chấp và call margin chéo.

VN-Index đóng cửa tuần thứ 47 của năm 2022 với 2 phiên giảm, 3 phiên tăng, có thêm 14,8 điểm tương đương 1,55% đóng cửa tại 969,33 điểm. Đây là tuần thứ ba liên tiếp VN-Index đóng cửa tuần dưới 1.000 điểm tuy nhiên chỉ số này đã có phiên đảo chiều tăng điểm đầu tiên.

Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 11.744 tỷ đồng, tăng 11,4% so với tuần trước đó, tăng 6,1% so với trung bình 5 tuần nhưng giảm 10% so với trung bình 20 tuần gần đây.

Tuần vừa qua có 9/19 ngành tăng điểm. Những ngành giảm mạnh thời gian qua như tài nguyên cơ bản, dịch vụ tài chính, bất động sản dẫn đầu thị trường tăng lần lượt 14%, 5,2% và 4,9% trong khi dầu khí, bán lẻ, công nghệ vẫn có mức giảm từ 2 đến 9%.

Về giao dịch của khối tổ chức nội, họ có tuần mua ròng 2.488 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 1.687 tỷ đồng.

Nhóm ngân hàng trở thành tâm điểm rót vốn của tổ chức nội

Theo thống kê từ Fiintrade, nếu tính riêng giao dịch khớp lệnh thì chiều mua ròng của các tổ chức trong nước áp đảo khi diễn ra ở 16/18 nhóm ngành. Trong đó cổ phiếu ngân hàng vươn lên trở thành tâm điểm thu hút dòng tiền của các tổ chức nội với quy mô lên tới gần 800 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hoạt động giải ngân mạnh mẽ của tổ chức nội cũng được chứng kiến ở nhóm bất động sản (177 tỷ đồng), thực phẩm & đồ uống (164 tỷ đồng), bán lẻ 124 tỷ đồng).

Tuần qua, chỉ số giá chung của ngành này tăng nhưng vẫn còn một số cổ phiếu vẫn giảm sàn với lượng dư bán lớn. Điều này cho thấy sự phân hóa của thị trường giai đoạn đầu hồi phục và những cổ phiếu gặp vấn đề nội tại vẫn chưa tìm lại được điểm cân bằng.

Dòng tiền của tổ chức trong nước cũng được duy trì ở các một số nhóm cổ phiếu khác như công nghệ thông tin (89 tỷ đồng), hàng & dịch vụ công nghiệp (85,1 tỷ đồng), hàng cá nhân & gia dụng (58 tỷ đồng), tài nguyên cơ bản (55 tỷ đồng).

Nhóm cổ phiếu ngành tài nguyên cơ bản tăng 10,15%, với tỷ trọng giá trị giao dịch của ngành giảm xuống 9,34% toàn thị trường. Điều này cho thấy cung hàng của nhóm này giảm trong khi cầu chủ động đẩy giá tăng.

Trong ngành, nhóm thép với đại diện là cổ phiếu HPG là một trong những cổ phiếu có mức tăng mạnh trong tuần với sự hỗ trợ từ cầu của nhà đầu tư nước ngoài. HPG tăng 22,76% trong tuần, nước ngoài mua ròng 46,2 triệu cổ phiếu.

Chỉ số dòng tiền tích lũy của nhóm tài nguyên cơ bản tăng trong tuần, chỉ số giá tăng.  Điều này cho thấy dòng tiền vào nhóm này đang tăng lên và hỗ trợ giá tăng. Chỉ số dòng tiền của cổ phiếu tài nguyên cơ bản tăng cho thấy so với thị trường chung nhóm này giao dịch mạnh hơn.

Ở chiều ngược lại, truyền thông và y tế lọt top bán ròng của tổ chức trong nước nhưng với giá trị không đáng kể.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Cổ phiếu nào được mua/bán nhiều nhất?

Giao dịch tại chiều mua của tổ chức trong nước tuần vừa qua nổi bật nhất là hoạt động giải ngân vào cổ phiếu ACB. Mã này dẫn đầu với giá trị mua ròng lớn nhất với 194,3 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất được các tổ chức trong nước rót ròng trên 150 tỷ đồng.

Theo báo cáo cập nhật về Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Chứng khoán Rồng Việt cho biết  ACB là một trong số ít ngân hàng ít bị ảnh hưởng nhất bởi những điều chỉnh đang xảy ra trong lĩnh vực bất động sản và điều kiện kinh tế vĩ mô ngày càng khó khăn, do mức độ tiếp xúc với ngành bất động sản thấp.

Nhóm phân tích cho rằng chất lượng tài sản của ngân hàng và bộ đệm dự phòng đủ vững mạnh trước các tác động tiêu cực đến từ những thay đổi sắp tới về điều kiện vĩ mô và những xáo trộn trong lĩnh vực bất động sản.

Đồng thời kỳ vọng ngân hàng ít gặp áp lực trong chính sách dự phòng. Kết  quả quý IV/2022 sẽ tiếp tục tốt như trong quý III và sẽ tăng trưởng cao trên cơ sở nền so sánh thấp của quý IV/2021. Lợi nhuận trước thuế năm 2022 dự báo đạt 18.113 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ.

Nối tiếp, các tổ chức nội gom ròng 141,8 tỷ đồng cổ phiếu MWG của Đầu tư Thế giới Di động. Bên cạnh ACB, danh mục rót vốn còn có sự góp mặt của các cổ phiếu ngân hàng như MBB (102,5 tỷ đồng), TCB (94,6 tỷ đồng), CTG (94,4 tỷ đồng).

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Trong khi đó, cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP bị bán ròng nhiều nhất với giá trị 44 tỷ đồng.

Mặc dù mua ròng nhiều cổ phiếu nhóm ngân hàng, tổ chức trong nước vẫn bán ròng 43,6 tỷ đồng mã EIB của Eximbank. Tuần qua, EIB trải qua 4 phiên giảm kịch sàn, sau đó được giải cứu và tăng trần trong phiên cuối tuần.

Tính chung trong cả 5 ngày giao dịch, giá cổ phiếu này đã mất gần 20%, xuống còn 19.400 đồng/cp. Như vậy, tính từ đầu tháng 11 tới nay, vốn hóa của EIB đã "bốc hơi" gần một nửa giá trị.

Giao dịch cùng chiều cũng xuất hiện ở các cổ phiếu HDG (25,3 tỷ đồng), VHC (19,5 tỷ đồng), GMD (18,7 tỷ đồng), FIR (17,7 tỷ đồng), SJS (16,1 tỷ đồng), …


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Linh Chi

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.