|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 21/3: Khối ngoại mua ròng mạnh nhất sau gần 2 tháng, tập trung STB và GEX

17:28 | 21/03/2022
Chia sẻ
Một điểm sáng của thị trường trong phiên tăng mạnh là khối ngoại trở lại mua ròng hơn 1.100 tỷ đồng tại HOSE. Trong đó, lực cầu gần như trải dài ở hầu hết các nhóm ngành, tâm điểm là STB (116 tỷ đồng), GEX (114 tỷ đồng).

VN-Index đóng cửa tại mốc 1.494,95 điểm, tăng gần 26 điểm với công đầu thuộc về nhóm bất động sản khi dòng tiền chảy vào cuồn cuộn ở hầu hết các mã trong ngành. Riêng nhóm này đã góp hơn 11 điểm cho đà tăng của chỉ số sàn HOSE.

Đóng cửa, VN-Index tăng 25,85 điểm (1,76%) lên 1.494,95 điểm, HNX-Index tăng 7,08 điểm (1,57%) đạt 458,29 điểm, UPCoM-Index tăng 0,14 điểm (0,12%) lên 116,18 điểm.

Điểm còn thiếu trong phiên hôm nay sự đồng thuận về mặt thanh khoản. Giá trị giao dịch trên HOSE chỉ tương đương phiên thứ Sáu tuần trước với 24.228 tỷ đồng. Tính chung toàn thị trường thì thanh khoản đạt 29.234 tỷ đồng, giảm 2% so với phiên trước.

Phiên 21/3: Khối ngoại mua ròng mạnh nhất sau gần 2 tháng khi VN-Index áp sát mốc 1.495 điểm - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại trở thành điểm sáng khi nhóm này mua ròng 1.105 tỷ đồng, ghi nhận phiên mua mạnh nhất trong gần 2 tháng qua. Về khối lượng, nhóm này mua gom 27,8 triệu đơn vị, tập trung ở nhóm bất động sản, ngân hàng.

Phiên 21/3: Khối ngoại mua ròng mạnh nhất sau gần 2 tháng khi VN-Index áp sát mốc 1.495 điểm - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Về giao dịch cụ thể, hai cổ phiếu STB của Sacombank và GEX của Tập đoàn GELEX thu hút lượng lớn lực cầu trong phiên. Theo đó, STB được mua ròng 116 tỷ đồng, theo sau bởi GEX với 114 tỷ đồng.

Đáng chú ý, giao dịch tích cực tại GEX diễn ra ngay sau khi VSD thông báo điều chỉnh tỷ lệ room ngoại của mã này từ 49% lên 50% từ ngày 17/3 vừa qua.

Nối tiếp, dòng tiền ngoại cũng mua ròng nhiều đại diện của nhóm vốn hóa lớn, lần lượt phải kể đến như GAS (60,9 tỷ đồng), VRE (56,9 tỷ đồng), VNM (53,4 tỷ đồng), PNJ (41,1 tỷ đồng). Tương tự, SHB và VCB của nhóm cổ phiếu nhà băng cũng góp mặt trong danh mục mua ròng của nhà đầu tư ngoại.

Phiên 21/3: Khối ngoại mua ròng mạnh nhất sau gần 2 tháng khi VN-Index áp sát mốc 1.495 điểm - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở chiều bán ròng, giao dịch được thu hẹp đáng kể khi không có mã nào bị bán ròng với quy mô trên 10 chữ số.

Cụ thể, nhóm này bán ròng nhẹ ở nhiều mã ngân hàng, bảo hiểm, trong đó phải kể đến như BID (5 tỷ đồng), OCB (3,7 tỷ đồng), MIG (5 tỷ đồng). Cùng chiều, giao dịch tương tự cũng được ghi nhận ở SAB (5,1 tỷ đồng), VJC (4 tỷ đồng), PTB (3,1 tỷ đồng)...

Trong đó, đà giảm 3,31% của VJC đã khiến mã này trở thành cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến VN-Index trong phiên thị trường đồng loạt diễn biến tích cực.

Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng trở lại với giá trị 12,88 tỷ đồng, tương đương 147.542 đơn vị ngay sau một phiên mua nhẹ.

Tại chiều bán, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng đồng thời hơn 8 tỷ đồng ở bộ đôi cổ phiếu PLC của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex và SHS của Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội. Nhóm này cũng rút ròng khỏi VCS (2,1 tỷ đồng) và PVI (1,5 tỷ đồng), trước khi xả nhẹ hơn DP3, BVS, DTD...

Ở chiều mua, cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam ghi nhận giao dịch tích cực nhất khi được mua ròng 6,6 tỷ đồng. Theo sau, dòng tiền lần lượt mua gom nhẹ hơn ở các cổ phiếu TA9 (706 triệu đồng), GIC (672 triệu đồng)...

Tại thị trường UPCoM, giao dịch tích cực tiếp tục xuất hiện với lực mua ròng gần 6 tỷ đồng, tương đương khối lượng 149.702 đơn vị cổ phiếu.

Ở phía mua vào, khối ngoại rót ròng 4,4 tỷ đồng vào VTP của Viettel Post và đảo chiều mua ròng QNS của Đường Quảng Ngãi (2,3 tỷ đồng). Giao dịch tương tự cũng xuất hiện tại GHC, ACV, MSR, VEA...

Chiều ngược lại, nhóm này bán ròng nhiều nhất ở bộ ba cổ phiếu hPP (2 tỷ đồng), ABI (1,3 tỷ đồng), CSI (1,1 tỷ đồng). Bên cạnh đó, lực xả nhẹ hơn cũng tìm đến danh mục gồm PVM, VNA, TCI...

Thảo Bùi

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.