|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 16/8: Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng hơn 530 tỷ đồng trên HOSE, gom ròng đột biến mã HPG

16:30 | 16/08/2022
Chia sẻ
Trên sàn HOSE, khối ngoại nối dài xu hướng mua ròng sang phiên thứ 5 liên tiếp với quy mô tăng mạnh lên 532 tỷ đồng, tương đương hơn 23 triệu đơn vị cổ phiếu.

VN-Index chốt phiên tại mốc 1.274 điểm tăng nhẹ 0,49 điểm so với mốc tham chiếu. Cuối phiên chỉ số vẫn chưa vượt được mốc 1.275 điểm và duy trì xu hướng đi ngang. 

Điểm nhấn trong phiên chiều đến từ nỗ lực bứt phá mạnh mẽ của các cổ phiếu bất động sản, xây dựng. Loạt mã tăng có thể kể đến như CTD, CII tăng kịch trần, NBB tăng 4,6% lên 21.500 đồng/cp, HBC tăng 3,5%, LCG (+2,5%), DIG (+1,4%),...

Tương tự, nhóm thép cũng duy trì nỗ lực gồng đỡ với sắc xanh phủ lên toàn bộ các cổ phiếu. Trong khi đó, cổ phiếu ngân hàng vẫn là lực cản chính trên thị trường với mức ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index.

Thị trường đã có ba phiên tăng điểm liên tiếp với thanh khoản duy trì ở mức trung bình, dòng tiền lan tỏa giữa các nhóm ngành.

Trên sàn HOSE, khối ngoại nối dài xu hướng mua ròng sang phiên thứ 5 liên tiếp với quy mô tăng mạnh lên 532 tỷ đồng, tương đương hơn 23 triệu đơn vị cổ phiếu.

Nguồn: Linh Chi tổng hợp 

Nối tiếp diễn biến trong phiên trước, dòng tiền ngoại tiếp đà mua ròng cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát. Mã này được mua gom đột biến 450,8 tỷ đồng, tương đương hơn 18,4 triệu cổ phiếu. Lực cầu tích cực giúp HPG có thêm 2,29% giá trị. Đây cũng là mã ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index trong phiên hôm nay.

Tương tự, phần lớn dòng tiền ngoại duy trì tìm đến cổ phiếu PVD của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) với quy mô 57,3 tỷ đồng. Tương tự, cổ phiếu HDB của HDBank cũng được mua gom gần 35,6 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, lực cầu đáng kể cũng tập trung ở nhóm cổ phiếu bất động sản, chứng khoán. Lần lượt các đại diện được mua ròng là NVL (26,8 tỷ đồng), VND (23,4 tỷ đồng), DXG (20,1 tỷ đồng), VCI (13,4 tỷ đồng).

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Ở chiều ngược lại, cổ phiếu TLG tiếp tục là mã bị bán ròng nhiều nhất với quy mô 32,7 tỷ đồng. Cùng chiều, hai đại diện đến từ ngành hóa chất là DCM (27,3 tỷ đồng) và DGC (26,5 tỷ đồng).

Nối tiếp, SSI và HCM lần lượt bị rút ròng với giá trị 21,2 tỷ đồng và 20,5 tỷ đồng. Theo sau, khối ngoại cũng bán ròng dưới 20 tỷ đồng loạt cổ phiếu như STB, VNM, VIC,...

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Trên sàn HNX, khối ngoại duy trì xu hướng bán ròng 3,26 tỷ đồng, tương đương 188.592 cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 572 triệu đồng mua gom cổ phiếu IDC của IDICO. Kế tiếp, danh mục mua ròng chủ yếu của khối ngoại còn tập trung tại VCS (531 triệu đồng). Giao dịch tương tự cũng được ghi nhận tại HUT (202 triệu đồng), GMX (164 triệu đồng), KSQ (148 triệu đồng),…

Chiều ngược lại, giao dịch bán ròng tập trung tại cổ phiếu TNG của Đầu tư và Thương mại TNG với gần 3,6 tỷ đồng, BCC (836 triệu đồng), VTV (420 triệu đồng),…

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại trở lại bán ròng với quy mô 16,85 tỷ đồng, tương đương 610.262 đơn vị.

Tại chiều mua, khối ngoại rót vốn nhiều nhất vào cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP với giá trị 2,9 tỷ đồng. Nối tiếp, lực cầu ngoại lần lượt tìm đến các cổ phiếu ACV (2,5 tỷ đồng), LTG (1,3 tỷ đồng), FOC (481 triệu đồng), SIP (377 triệu đồng),…

Trái lại, tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu BSR (12,7 tỷ đồng). Theo sau, khối này rút ròng QNS và CSI với giá trị lần lượt là 9,3 tỷ đồng và 2,8 tỷ đồng. Lực bán ròng dưới 100 triệu đồng cũng được ghi nhận tại SDD, HSM, DDV,…

Linh Chi

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.