|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 14/9: Khối ngoại chỉ còn bán ròng nhẹ phiên VN-Index rơi về mốc 1.440 điểm

16:30 | 14/09/2022
Chia sẻ
Trên sàn HOSE, khối ngoại tiếp tục xu hướng chốt lời khi bán ròng hơn 54 tỷ đồng, tương đương hơn 4,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

VN-Index đóng cửa ở mốc 1.240,77 điểm, giảm gần 8 điểm với thanh khoản tăng mạnh so với phiên giao dịch hôm qua. Trong phiên sáng chỉ số giảm tương đối mạnh theo hiệu ứng từ thị trường Mỹ nhưng vẫn giữ được cột mốc quan trọng quanh 1.228 điểm.

Do đó việc tạo ra một cây nến rút chân đóng cửa trên mốc 1.240 trong phiên chiều nay là khá đúng kỹ thuật và nhịp test này có thể tạo đà cho VN-Index hồi phục tiếp quanh 1.250 - 1.260 điểm trong 1 - 2 phiên tới. 1.228 sẽ là mốc quyết định nhịp hồi của VN-Index có còn tiếp diễn hay không.

Phiên hôm nay nổi bật là nhóm ngành đầu tư công, dầu khí, chứng khoán, thép,... Phản ứng yếu hơn là nhóm phân đạm, ngân hàng, điện, nước, bất động sản...

Giao dịch trên HOSE, khối ngoại tiếp tục xu hướng chốt lời khi bán ròng hơn 54 tỷ đồng, tương đương hơn 4,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

 Nguồn: Linh Chi tổng hợp.

Xét giá trị cụ thể, cổ phiếu VHM của Công ty cổ phần Vinhomes đứng đầu bên bán với giá trị rút ròng hơn 52,1 tỷ đồng.

Cùng chiều là STB bị bán ròng hơn 39,2 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ hai. Nối tiếp là KBC (38,1 tỷ đồng), NVL (35,2 tỷ đồng), PDR (35,1 tỷ đồng), VND (33,9 tỷ đồng) và VNM (32,6 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã bị rút ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã sau SAB (21,5 tỷ đồng), DPM (16,1 tỷ đồng) và GEX (12 tỷ đồng).

Nguồn: Linh Chi tổng hợp. 

Tại chiều ngược lại, cổ phiếu HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát quay trở lại Top1 sau khi đứng vị trí thứ 3 ở phiên trước, với giá trị mua ròng hơn 107,6 tỷ đồng.

PVD tiếp tục đứng ở vị trí á quân với giá trị gom ròng hơn 82,7 tỷ đồng, theo sau là SSI đã có sự đảo chiều sau nhiều phiên bán ròng, đứng trong top3 với giá trị mua ròng hơn 44 tỷ đồng.

Cùng chiều, NLG được gom ròng gần 18,7 tỷ đồng. Nối tiếp là DXG (17,4 tỷ đồng), GMD (14,9 tỷ đồng), POW (13,3 tỷ đồng), VCB (12,4 tỷ đồng), FRT (12,2 tỷ đồng) và PVT (9,7 tỷ đồng).

Trên sàn HNX, khối ngoại ghi nhận xu hướng giao dịch ảm đạm hơn khi bán ròng gần 8,8 tỷ đồng, tương đương hơn 181 nghìn đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này chủ yếu rót ròng hơn 822 triệu đồng mua gom cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Kế tiếp là MBS (444 triệu đồng) và các giao dịch tương tự dưới 400 triệu đồng như NSH (380 triệu đồng), VCS (287 triệu đồng), CLH (238 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại tập trung chốt lời hơn 8,1 tỷ đồng ở cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO, sau đó trải dài ở mức dưới 1 tỷ đồng ở các cổ phiếu như NET (798 triệu đồng), PTI (700 triệu đồng), THD (384 triệu đồng), DL1 (354 triệu đồng), …

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại đảo chiều mua ròng với quy mô hơn 426 triệu đồng, tương đương gần 198 nghìn đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, khối ngoại rót vốn chủ yếu vào 3 cổ phiếu là BSR của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn với giá trị gần 3,6 tỷ đồng, theo sau là QNS (3,3 tỷ đồng) và VEA (1 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu ngoại tiếp tục tìm đến các cổ phiếu dưới 500 triệu như BDG (480 triệu đồng), MML (310 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi cổ phiếu SIP với giá trị hơn 7 tỷ đồng. Theo sau, lực bán được ghi nhận tại ACV (1 tỷ đồng). Cùng chiều là những mã quy mô dưới 300 triệu như MCH (248 triệu đồng), LTG (183 triệu đồng), VTP (116 triệu đồng), …

Linh Chi

Tự doanh CTCK đẩy mạnh nắm giữ tiền gửi trong quý cuối năm
Tại cuối năm 2024, hơn phân nửa tài sản tự doanh của Chứng khoán SSI, VPS, ACBS, MBS hay Kafi là tiền gửi. VNDirect và VPBankS ghi nhận trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất mảng tự doanh. Trong khi đó, Vietcap và VIX dẫn đầu về nắm giữ cổ phiếu.