|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Phiên 14/3: Khối ngoại bán ròng loạt cổ phiếu trụ trong phiên VN-Index 'bốc hơi' hơn 20 điểm

17:09 | 14/03/2022
Chia sẻ
Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại nghiêng về chiều bán ròng khi nhóm này tiếp đà xả 728 tỷ đồng, tương đương 14,3 triệu đơn vị. Tâm điểm bán ròng tập trung ở hai nhóm bất động sản và dịch vụ tài chính.

Dòng tiền phiên chiều đã rất nỗ lực để chỉ số không giảm quá sâu. Tuy nhiên, pha đạp trụ cuối phiên khiến dòng tiền chưa thể hấp thụ kịp và VN-Index đã bốc hơi hơn 20 điểm khi đóng cửa.

Đóng cửa, VN-Index giảm 20,29 điểm (1,38%) còn 1.446,25 điểm, HNX-Index giảm 5,63 điểm (1,27%) còn 436,57 điểm.

Về thanh khoản, giá trị giao dịch toàn thị trường duy trì ở mức trung bình với 33.597 tỷ đồng, tương đương phiên trước đó. Trong đó, giá trị giao dịch trên HOSE đạt 27.197 tỷ đồng, tương ứng gần 860 triệu đơn vị cổ phiếu được mua - bán trong phiên.

Phiên 14/3: Khối ngoại bán ròng loạt cổ phiếu trụ trong phiên VN-Index 'bốc hơi' hơn 20 điểm - Ảnh 1.

Xu hướng giao dịch khối ngoại trong 30 phiên gần nhất. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Tại sàn HOSE, giao dịch khối ngoại tiếp tục nghiêng về chiều bán ròng khi nhóm này tiếp đà xả 728 tỷ đồng, tương đương 14,3 triệu đơn vị. Tâm điểm của giao dịch rút ròng tập trung ở hai nhóm bất động sản và dịch vụ tài chính.

Phiên 14/3: Khối ngoại bán ròng loạt cổ phiếu trụ trong phiên VN-Index 'bốc hơi' hơn 20 điểm - Ảnh 2.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Ở chiều bán, nhà đầu tư ngoại chủ yếu bán ròng các cổ phiếu thuộc rổ VN30 với 3 trong 4 mã đến từ nhóm này, lần lượt là MSN (153 tỷ đồng), NVL (149 tỷ đồng), và HPG (112 tỷ đồng). Lực xả mạnh ở nhóm cổ phiếu trụ khiến những mã này đều có tác động tiêu cực tới chỉ số.

Bên cạnh đó, cổ phiếu DXG của Đất Xanh Group cũng bị bán ròng mạnh trong phiên với quy mô gần 128 tỷ đồng, tương đương hơn 3,1 triệu đơn vị. Nối tiếp, nhóm này cũng bán ròng lần lượt SSI (77,7 tỷ đồng), GMD (72,7 tỷ đồng), VIC (48,8 tỷ đồng),...

Đối với giao dịch ở nhóm chứng chỉ quỹ, chứng chỉ ETF FUEVFVND cũng đứng trước áp lực xả ròng mạnh mẽ trong phiên khi bị bán ròng 37,1 tỷ đồng.

Phiên 14/3: Khối ngoại bán ròng loạt cổ phiếu trụ trong phiên VN-Index 'bốc hơi' hơn 20 điểm - Ảnh 3.

Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp.

Tại chiều ngược lại, giao dịch tích cực chủ yếu tập trung ở cổ phiếu của các nhà băng khi nhà đầu tư ngoại mua ròng chủ yếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (72,6 tỷ đồng) và VCB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (46,7 tỷ đồng). Theo sau, SHB cũng bị xả ròng 19 tỷ đồng.

Nối tiếp, lực xả của khối ngoại cũng tìm tới một số đại diện nhóm bất động sản là VRE (45,5 tỷ đồng), DIG (37,2 tỷ đồng) và HDC (10,8 tỷ đồng), trước khi bán ròng nhẹ hơn lần lượt tại DCM (32,3 tỷ đồng), PLX (31,9 tỷ đồng), BCG (13,7 tỷ đồng)...

Trên sàn HNX, giao dịch tích cực hơn được ghi nhận khi nhà đầu tư ngoại mua ròng 17,2 tỷ đồng, tương đương khối lượng 162.112 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, khối ngoại mua ròng mạnh nhất hai cổ phiếu là CEO (15 tỷ đồng) và HUT (13,1 tỷ đồng). Giao dịch tích cực khiến hai mã này trở thành bộ đôi đóng góp tích cực nhất tới HNX-Index trong phiên. 

Bên cạnh đó, dòng tiền ngoại cũng tìm đến IDC (7,5 tỷ đồng), THD (1,4 tỷ đồng), PVI (1 tỷ đồng) trước khi mua gom nhẹ hơn GIC, TA9, PSD...

Trở lại chiều bán, nhóm này rút ròng chủ yếu 10,7 tỷ đồng ở cổ phiếu PVS của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Theo sau, giao dịch cùng chiều cũng được ghi nhận tại VCS (5,7 tỷ đồng), BVS (1,6 tỷ đồng), DTD (1,5 tỷ đồng),...

Tại thị trường UPCoM, đà mua gom chưa dừng lại khi khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 5,4 tỷ đồng, tương đương rót ròng vào 93.381 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, nhóm này chủ yếu mua gom ở bộ ba cổ phiếu là LTG (2,7 tỷ đồng), VTP (1,7 tỷ đồng) và GHC (1,7 tỷ đồng). Dòng tiền ngoại theo sau mua gom nhẹ hơn ở VGT (632 triệu đồng), BSR (289 triệu đồng), HPP (162 triệu đồng)...

Ở chiều ngược lại, nhóm này chỉ bán ròng chủ yếu cổ phiếu ACV của Tổng CTCP Cảng Hàng không Việt Nam (1,1 tỷ đồng). Nối tiếp, giao dịch rút ròng cũng xuất hiện tại BOT (587 triệu đồng), HNE (379 triệu đồng), VTK (243 triệu đồng)...

Thảo Bùi

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.