Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam còn nhiều khó khăn
Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam còn nhiều khó khăn (Ảnh minh hoạ) |
Tài chính toàn diện là tất cả việc cung cáp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân.
Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Triển khai tài chính toàn diện giúp cho tất cả mọi người có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh chóng ở mức chi phí chấp nhận được.
Việt Nam là nước có mức thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng ở mức độ nhanh. Ứng dụng trình độ công nghệ tốt, với 53% dân số sử dụng Internet – cao hơn mức trung bình của khu vực là 35%, 71 triệu người có sử dụng các dịch vụ điện thoại di động, tỷ trọng rất cao so với các quốc gia châu Á khác. Đây là dư địa quan trọng cho sự tham gia của các doanh nghiệp về công nghệ tài chính Fintech. Với những tiềm năng và sức mạnh như vậy, Việt Nam thực sự đang có dư địa quan trọng phù hợp để thúc đẩy tài chính toàn diện.
Bà Lê Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng nhà nước nhận định việc xây dựng tài chính toàn diện tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn.
Đó là nhận thức chung của xã hội về tài chính toàn diện chưa đầy đủ, kiến thức tài chính của người dân còn thấp, chưa có cơ chế đảm bảo sự cam kết theo đuổi và thực hiện chiến lược tài chính toàn diện. Hơn nữa, cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính còn thiếu, chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện, cơ sở hạ tầng tài chính chưa được kết nối đồng bộ. Điều này làm hạn chế khả năng triển khai dự án tài chính toàn diện.
Chia sẻ trong Tọa đàm “Khuôn khổ Chiến lược phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam”, Hoàng hậu Hà Lan Máxima Zorreguieta Cerruti, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về tài chính toàn diện đã gợi ý một số vấn đề mấu chốt có thể giúp Việt Nam thành công từ thông lệ và kinh nghiệm quốc tế. Cụ thể:
Trước hết, cần thiết phải có được sự ủng hộ của bộ máy chính trị, các quan chức cao cấp trong Chính phủ, họ phải là những người đi tiên phong và thúc đẩy cho lĩnh vực này.
Thứ hai, chiến lược mạnh mẽ phải được dựa trên sự phân tích, dự báo tình hình thông qua việc thu thập cơ sở dữ liệu phù hợp, đầy đủ về chất lượng, tần suất sử dụng các dịch vụ tài chính của cộng đồng dân cư còn chưa được tiếp cận các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng như thế nào.
Thứ ba, vai trò của NHNN phối hợp với các Bộ, ngành khác trong Chính phủ cũng như với khu vực tư nhân; phải có sự chung tay của các Bộ, ngành không chỉ trong quá trình hoạch định dự thảo Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, mà còn cả sự tham gia của họ trong quá trình sau đó.
Ghi nhận ý kiến trên, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định NHNN sẽ tiếp tục tăng cường tham gia vào các chương trình, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện. Qua đó đẩy mạnh hợp tác về tài chính toàn diện trong khuôn khổ APEC, ASEAN và với các đối tác phát triển như WB, ADB, UN nhằm huy động và tận dụng nguồn lực kỹ thuật và tài chính để triển khai tài chính toàn diện thành công tại Việt Nam.
Fintech Việt & giấc mơ 35 tỷ USD
Ngành công nghệ tài chính (Fintech) nhìn thấy Việt Nam là thị trường lên tới gần 35 tỉ USD. Thế nhưng sau 10 năm, Việt ... |
Rộng đường phát triển công ty Fintech
NHNN đang dần hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện cho các công ty Fintech được hoạt động một cách ... |
6 xu hướng FinTech trong năm 2017
Không chỉ riêng Việt Nam, sự phát triển của FinTech trên thế giới cũng mới trong giai đoạn đầu và đang tiếp tục định hình ... |