|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Phát Đạt sạch nợ trái phiếu

08:14 | 26/12/2023
Chia sẻ
Phát Đạt đã chi gần 459 tỷ đồng mua lại phần giá trị còn lại của hai lô trái phiếu, chính thức đưa dư nợ trái phiếu về 0 vào cuối năm 2023.

Mặt tiền dự án Khu phức hợp cao tầng Thuận An nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Thuận An. (Ảnh: Hải Quân).

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (Mã: PDR) vừa công bố thông tin về kết quả mua lại toàn bộ hai lô trái phiếu.

Theo đó, doanh nghiệp đã chi 421,2 tỷ đồng để mua lại giá trị còn lại của lô trái phiếu PDR12101 (tổng mệnh giá phát hành là 500 tỷ đồng). Lô trái phiếu này được phát hành vào ngày 23/12/2021 với kỳ hạn 2 năm và đáo hạn vào ngày 23/12/2023.

Bên cạnh đó, Phát Đạt cũng chi 37,5 tỷ đồng để mua lại trước hạn toàn bộ giá trị còn lại của lô trái phiếu PDR12204 (tổng mệnh giá phát hành là 300 tỷ đồng). Lô trái phiếu này được phát hành vào ngày 25/3/2022 với kỳ hạn 2 năm và đáo hạn vào ngày 25/3/2024.

Như vậy, chủ đầu tư này đã chính thức sạch nợ trái phiếu vào cuối năm 2023 như kế hoạch đã thông tin trước đó.

Cụ thể, ngày 23/12, Phát Đạt đã công bố đã hoàn tất đợt chào bán hơn 67,1 triệu cổ phiếu riêng lẻ trong ngày 22/11 với giá 10.000 đồng/cp, thấp hơn 65% thị giá cổ phiếu PDR chốt phiên 22/11 là 28.600 đồng/cp.

Kết quả có 7 nhà đầu tư cá nhân tham gia đợt phát hành, trong đó hai cá nhân là (ông/bà) Phạm Thanh Điền và (ông/bà) Nguyễn Thanh Phong mua vào lần lượt 25 triệu và 30 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu sau đợt chào bán là 3,38% và 4,06%.

Với số tiền 671,6 tỷ đồng thu được, 600 tỷ đồng sẽ được sử dụng để trả nợ gốc trái phiếu và 71,6 tỷ đồng còn lại được dùng để trả tiền lãi. Theo đó, Doanh nghiệp sẽ dứt điểm đưa dư nợ trái phiếu về 0 vào cuối năm 2023. 

Thời gian qua, Phát Đạt liên tiếp đón nhận tin vui về pháp lý tại một số dự án như Khu nhà ở phức hợp cao tầng Thuận An 1 và Thuận An 2 (Bình Dương), dự án Khu đô thị Bắc Hà Thanh (Bình Định)… 

Công Tâm

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.