Phần nổi của tảng băng chìm ‘cho vay chứng khoán’
Tại phiên trả lời chất vấn đại hiểu Quốc hội hôm 17/11, Thống đốc Ngân hành Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, cho vay đầu tư chứng khoán hiện nay khoảng 10.000 tỷ đồng.
“Tỷ trọng cho vay chứng khoán rất thấp so với tổng tín dụng và đã giảm mạnh so với năm 2016”, Thống đốc nói.
Trước lo ngại về việc tín dụng sẽ đổ vào những lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao và có thể dẫn đến hiện tượng bong bóng như thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán, Thống đốc cho biết, tín dụng cho vay vào chứng khoán được kiểm soát rất chặt chẽ và nợ xấu rất thấp.
Theo quy định, các tổ chức tín dụng phải có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% mới được cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán. Các ngân hàng cũng bị giới hạn cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán tối đa 5% vốn điều lệ.
Tổng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng đến cuối tháng 8/2017 theo công bố của NHNN vào khoảng 505 nghìn tỷ đồng. Do đó, mức trần cho vay lĩnh vực chứng khoán của các ngân hàng được ước tính khoảng 25.000 tỷ đồng.
Mặc dù các chỉ số chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ với thanh khoản rất cao nhưng tổng cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng từ đầu năm đã giảm 40%.
Trên thực tế, tổng dư nợ các công ty chứng khoán đang cho các nhà đầu tư vay để đầu tư chứng khoán vào khoảng 32.000 tỷ đồng, theo thống kê tại 20 công ty chứng khoán lớn đến cuối tháng 9/2017.
Con số này đã tăng gần 35% so với đầu năm do nhu cầu sử dụng margin của nhà đầu tư tăng cao. Đồng thời đây cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho các công ty chứng khoán, do lãi suất cho vay phổ biến từ 13% đến 14%/năm.
Giá trị cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán của 20 công ty chứng khoán lớn. Đơn vị: tỷ đồng. |
Để cung cấp vốn cho các nhà đầu tư, ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, các công ty chứng khoán đi vay lại từ các ngân hàng và huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu.
Gần đây các công ty chứng khoán dẫn đầu liên tục phát hành trái phiếu để bổ sung nguồn vốn cho vay, đồng thời thay thế nguồn vốn vay ngân hàng để tăng tính ổn định do vốn trái phiếu thường có kỳ hạn dài hơn.
CTCK Bản Việt thông báo kế hoạch huy động 500 tỷ vốn bằng trái phiếu để bổ sung vốn và tái cơ cấu các khoản vay. Từ đầu năm 2017, công ty đã 3 lần huy động vốn bằng trái phiếu với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng. Đến hết tháng 9, CTCK Bản Việt cho nhà đầu tư vay gần 3.200 tỷ đồng để đầu tư chứng khoán.
HSC, Công ty chứng khoán TP.HCM, mới đây thông báo kế hoạch huy động 800 tỷ vốn bằng trái phiếu. Đồng thời công ty cũng thông báo nâng mức trần tổng giá trị các khoản vay ngân hàng và trái phiếu lên 4.900 tỷ đồng từ mức 3.000 tỷ. HSC đang cung cấp cho các nhà đầu tư các khoản vay lên đến 3.541 tỷ đồng.
SSI, dẫn đầu trên thị trường cũng đã huy động 600 tỷ vốn trái phiếu từ đầu năm để bổ sung vốn cho kinh doanh. Đến cuối tháng 9, SSI là công ty cho nhà đầu tư chứng khoán vay nhiều nhất trên thị trường với quy mô 4.729 tỷ đồng. Đồng thời SSI cũng đang đi vay hơn 6.800 tỷ đồng để cho vay lại và đầu tư kinh doanh.
Luật chứng khoán mới sẽ tập trung giám sát hoạt động của công ty chứng khoán
Tính đến 30/9/2017, vốn hóa thị trường chứng khoán chiếm 60% GDP, chứng khoán phái sinh cần tạo điều kiện cho ngân hàng toàn cầu, nhà ... |