|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Phân loại, lập danh sách dự án giải ngân vốn đầu tư công chậm, báo cáo Chính phủ

21:44 | 31/08/2022
Chia sẻ
Ngày 31/8, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp về kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 đối với một số bộ, ngành, địa phương.

Tham dự có 9 cơ quan và 3 địa phương thuộc diện kiểm tra, đôn đốc của Tổ công tác số 4 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm tổ trưởng, gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Hội nông dân Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật, Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc và Thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Gia Lai.

Nỗ lực đảm bảo kế hoạch giải ngân

Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, so với thời điểm kiểm tra tháng 7/2022 thì đến nay có 2 cơ quan có tỉ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình cả nước, là Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Đồng Nai. Theo đó, 2 cơ quan, địa phương này trong thời gian tới sẽ không nằm trong diện kiểm tra, đôn đốc của Tổ công tác.

Trong đợt kiểm tra tháng 8/2022 có thêm Bộ Xây dựng do tỉ lệ giải ngân thấp hơn mức trung bình của cả nước. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, nguyên nhân vẫn là do biến động về giá nguyên vật liệu, ảnh hưởng của dịch bệnh, một số chủ đầu tư còn lúng túng, chưa quyết liệt triển khai thực hiện, vướng mắc trong cấp thẩm quyền phê duyệt 3 loại quy hoạch quốc gia.

"Bộ Xây dựng cam kết đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để giải ngân đạt khoảng 95% kế hoạch", Thứ trưởng Ngọc cho biết.

Một số cơ quan đã dự kiến giải ngân cả năm đạt 100% kế hoạch đó là Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và Ban Quản lý khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Một số cơ quan có tỉ lệ giải ngân chưa cao nhưng cũng đã nghiêm túc, chủ động rà soát khả năng giải ngân và có đề xuất điều chỉnh giảm kế hoạch vốn được giao như Hà Nội giảm 2.000 tỉ đồng vốn nước ngoài, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giảm 140 tỉ đồng, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giảm 92,45 tỉ đồng.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)

Cho ý kiến về giải ngân vốn đầu tư công, theo bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, có 5 nguyên nhân lớn làm chậm tiến độ giải ngân, là năng lực lập dự án còn hạn chế; thực hiện thủ tục đầu tư còn chậm; một số chủ đầu tư thiếu chủ động trong kiểm tra, đôn đốc; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư chưa quyết liệt và tình trạng một số nhà thầu thi công cầm chừng.

Thành phố Hồ Chí Minh đã lập 3 tổ công tác, trong đó tổ số 1 tập trung vào các dự án lớn, có vốn trên 100 tỷ đồng, tổ thứ 2 gỡ vướng về giải phóng mặt bằng, tổ thứ 3 tháo gỡ khó khăn cho dự án ODA. Hàng tuần, các tổ công tác rà soát, làm việc với các địa phương, chủ đầu tư. Chủ tịch UBND thành phố tổ chức giao ban hàng tháng về công tác này.

Cũng cho ý kiến về giải pháp, ông Võ Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tổ chức các hội nghị chuyên đề về giải ngân, yêu cầu chủ đầu tư cam kết tiến độ dự án theo các mốc thời gian cụ thể. Tỉnh cũng đã lập 4 tổ công tác, làm việc với chủ đầu tư để tháo gỡ khó khăn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Hồ Phước Thành cho biết, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã có 12 văn bản chỉ đạo về giải ngân. Ngoài tổ chức 4 đoàn đi kiểm tra, lãnh đạo tỉnh tổ chức giao ban hàng tháng về công tác này.

Phân loại, lập danh sách dự án chậm, báo cáo Chính phủ

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá cao các địa phương đã nhận diện các nguyên nhân, tồn tại, vướng mắc; đã thành lập các tổ công tác, lãnh đạo các tỉnh họp giao ban hàng tháng về giải ngân, từ đó, tình hình có chuyển biến. Tuy nhiên, tiến độ còn chậm, tỉ lệ còn thấp.

Theo Phó Thủ tướng, chậm giải ngân vốn đầu tư công do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc phân bổ vốn chưa khoa học, nhiều dự án được bố trí vốn năm 2022 nhưng chưa được phê duyệt dự án đầu tư, nhiều dự án chưa đầu thầu, lựa chọn nhà thầu, có dự án chưa giải phóng mặt bằng, một số dự án chậm tiến độ do nhà thầu yếu kém, do các thủ tục thanh toán, nghiệm thu chưa kịp thời.

Về giải pháp, đối với các dự án đã đủ điều kiện và đang triển khai, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương, chủ đầu tư, ban quản lý, nhà thầu tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc, triển khai thi công 3 ca để bù tiến độ đã chậm.

Đối với các dự án đã được phân bổ kế hoạch vốn nhưng chưa khởi công, kiên quyết thu hồi để điều động, phân bổ vốn cho các dự án khác, phấn đấu hoàn thành kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Xuân Tùng

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.