|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

[Phần 2] Cuộc chiến hàng không Vietjet - AirAsia: Vietjet hàng không tiêu dùng, AirAsia hàng không công nghệ

12:13 | 05/01/2019
Chia sẻ
Vietjet không ngại sao chép mô hình kinh doanh của đối thủ, nhất là AirAsia, nhiều điểm được hãng hàng không Việt Nam phát triển đến mức ấn tượng, đôi khi là tranh cãi. 
phan 2 cuoc chien hang khong vietjet airasia vietjet hang khong tieu dung airasia hang khong cong nghe [Phần 1] Cuộc chiến hàng không Vietjet - AirAsia: 'Ngã ngựa ba lần', AirAsia quyết quay trở lại

Vietjet ra mắt rất đúng thời điểm

Theo nhận định của cây bút Nikkei, Vietjet đã có màn ra mắt rất đúng lúc. Vận tải hàng không được hưởng lợi lớn từ việc mở cửa nền kinh tế.

Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không bắt đầu gia tăng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007. Ngoài ra tình trạng giao thông đường bộ kém phát triển giúp ngành hàng không hưởng lợi không nhỏ.

Di chuyển bằng tàu hỏa từ thủ đô Hà Nội đến TP HCM, hành khách phải tham gia vào cuộc marathon kéo dài tới 38 giờ đồng hồ. Nhưng với hàng không, thời gian được rút ngắn chỉ còn 1 giờ và 45 phút.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), ngành du lịch hàng không của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng gộp 17,4% một năm trong thập kỷ qua. CEO Vietjet - bà Nguyễn Thị Phương Thảo, được các phi công của mình gọi với biệt danh “công chúa” vì vẻ kiều diễm bên ngoài và phong cách tỉ mỉ bên trong, là người góp công lớn trong việc thúc thẩy du lịch hàng không bằng cách làm cho chi phí di chuyển phải chăng hơn đối với những người Việt Nam ở tầng lớp bình dân, quá trình này cũng vô hình chung phá vỡ thế kìm hãm của hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines.

phan 2 cuoc chien hang khong vietjet airasia vietjet hang khong tieu dung airasia hang khong cong nghe
Hành trình thống trị hàng không giá rẻ của AirAsia và Vietjet (Nikkei)

Vietjet không ngại sao chép mô hình của đối thủ

Bà Thảo không ngại sao chép các công thức hoạt động của các mô hình khác, đặc biệt là AirAsia. Từ những chiếc ghế PVC đen của AirAsia, máy bay thân hẹp tiết kiệm nhiên liệu cho đến thực phẩm trên máy bay, Vietjet đã điều chỉnh những sáng kiến thành công nhất và đôi khi cũng gây tranh cãi nhất.

Ví dụ, AirAsia nổi tiếng với các nữ tiếp viên mặc đồng phục bó sát, sáng sủa và nổi bật, họ đi vòng quanh Tony Fernandes trong các sự kiện quảng cáo cao cấp.

Với Vietjet, hãng tiến xa hơn một bước khi sử dụng hình ảnh nữ tiếp viên trong trang phục bikini để quảng bá các chuyến bay giá rẻ của mình. Chính điều này mang lại cho Vietjet một cái tên không chính thức, "Bikini Airline".

Cuối cùng thì trọng tâm trong chiến lược đối với hàng không giá rẻ là giữ chi phí thấp để mở rộng mạng lưới. Vietjet đang xây dựng thị phần bằng cách kết nối Hà Nội, TP HCM với các đô thị hạng hai của đất nước.

Tuy nhiên về mặt chi phí, hiện tại Vietjet vẫn đang thua kém một bước so với đối thủ, chi phí đơn vị trừ đi nhiên liệu của Vietjet là 0,24 USD trong khi của AirAsia là 0,19 USD. Việc mở rộng mạnh mẽ có thể giúp thu hẹp khoảng cách này, miễn là chi phí hãng được kiểm soát.

AirAsia dùng liên doanh chiến lược, Vietjet chia sẻ với những "gã khổng lồ"

Không giống như AirAsia - thâm nhập vào thị trường mới thông qua các liên doanh chiến lược; Vietjet bổ sung các tuyến mới thông qua việc chia sẻ mã với các hãng hàng không được thành lập lâu hơn, bao gồm Japan Airlines và Qatar Airways.

Gần đây, hãng mở tuyến bay đường dài giữa Hà Nội và Osaka, đồng thời cũng lên kế hoạch cho các tuyến bay khác đến Ấn Độ, Nga và Úc; bà Thảo trao đổi với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn vào tháng trước.

Chính sách này có khả năng đưa hãng bay của bà Thảo cạnh tranh trực tiếp đơn vị chuyên khai thác tuyến bay dài AirAsia X của Tony Fernandes. Tuy nhiên, việc mở rộng của Vietjet vẫn chưa làm xáo trộn kế hoạch của giám đốc điều hành AirAsia X.

"Chúng tôi không thấy Vietjet là đối thủ cạnh tranh” Benyamin Ismail, CEO AirAsia X cho biết. Thực tế, Malaysia Airlines là đối thủ quan trọng hơn vì hãng này tập trung vào các thị trường tương tự ở Đông Nam Á, Úc, Trung Quốc và Nhật Bản.

Vietjet - hàng không tiêu dùng, AirAsia - hàng không công nghệ

phan 2 cuoc chien hang khong vietjet airasia vietjet hang khong tieu dung airasia hang khong cong nghe
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet (Ảnh: Reuters)

Đối với bà Nguyễn Thị Phương Thảo, giai đoạn phát triển tiếp theo của Vietjet được bà gọi với cái tên “hãng hàng không tiêu dùng”, bán thêm hàng hóa dịch vụ như các mặt hàng miễn thuế và các gói du lịch. Các hoạt động phụ trợ đóng góp 24% tổng doanh thu của hãng hàng không trong quý II năm ngoái, theo dữ liệu từ CAPA.

Vietjet cũng đang tìm kiếm khả năng hợp tác với nhà bán lẻ Walmart của Mỹ để thúc đẩy chiến lược này đi xa hơn.

Trong khi đó, AirAsia cũng đang tìm cách khai thác các cơ hội ban hàng bổ sung mà công nghệ mới đem lại, hoạt động phụ trợ chỉ chiếm 19% doanh thu. "Tôi muốn nền tảng của mình không chỉ dùng để mua vé máy bay", Fernandes nói với Nikkei trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 11.

Hãng hàng không Malaysia đã tuyên bố hợp tác với Google Cloud vào tháng 10 để tích hợp trí tuệ nhân tạo vào hoạt động kinh doanh, AirAsia muốn trở thành một công ty "công nghệ du lịch" chứ không chỉ là một hãng hàng không giá rẻ.

"Chúng tôi cần phải nhanh chóng chuyển đổi thành một công ty kỹ thuật số", Fernandes nói.

Sử dụng cơ sở dữ liệu khách hàng khổng lồ của AirAsia, Fernandes có kế hoạch triển khai các dịch vụ bao gồm chuyển phát bưu kiện và thậm chí là thanh toán trực tuyến, cạnh tranh với các công ty công nghệ khác. “Cạnh tranh là tốt, nó giúp tôi tốt hơn”, Fernandes cho biết.

phan 2 cuoc chien hang khong vietjet airasia vietjet hang khong tieu dung airasia hang khong cong nghe

AirAsia liệu có bị đánh bại lần thứ 4?

Tuy nhiên một số nhà phân tích cảnh báo rằng, cạnh tranh hàng không ở thị trường Việt Nam hiện nay là rất khốc liệt, đến mức AirAsia có thể sẽ bị đánh bại lần thứ tư. “Vietjet giờ đây đã lớn mạnh hơn, và một hãng hàng không mới sắp ra mắt là Bamboo Airways” Brendan Sobie chuyên gia của CAPA có trụ sở tại Sydney cho biết.

phan 2 cuoc chien hang khong vietjet airasia vietjet hang khong tieu dung airasia hang khong cong nghe
Tăng trưởng khách du lịch tại Việt Nam (Ảnh: Nikkei)

Hơn nữa, sẽ có những trở ngại nghiêm trọng trong cấu trúc. “Thật không thực tế khi cho rằng thị trường du lịch quốc tế tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 20%/năm, do những hạn chế về quy mô của các sân bay”, Brendan cho biết thêm.

Tuy nhiên, các nhà phân tích khác tin rằng, AirAsia có thể đạt được một lượng thị phần nhất định tại Việt Nam nhanh hơn so với các thị trường khác. Ahmad Maghfur Usman, nhà phân tích của Nomura Research, cho biết: "Chúng tôi thấy Việt Nam có khả năng thành công với tốc độ nhanh hơn nhiều so với Philippines và Indonesia, do được hỗ trợ bởi lưu lượng trung chuyển từ các chi nhánh AirAsia khác trong khu vực".

Phía bà Thảo vẫn chưa quá lo lắng về mối đe dọa của AirAsia trên thị trường sân nhà. Tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế và bắt đầu nghiên cứu kinh doanh hàng không 6 năm trước khi có giấy phép hoạt động của hãng hàng không vào năm 2007. Nữ tỉ phú Việt Nam phải mất 4 năm chuẩn bị để khởi động chuyến bay thương mại đầu tiên.

"Không dễ để điều hành một doanh nghiệp hàng không tại Việt Nam", bà Thảo trấn an các cổ đông lo lắng về sự cạnh tranh mới tại đại hội cổ đông thường niên diễn ra tháng 4/2018.

"Cứ bắt đầu đi, rồi bạn sẽ cảm nhận được nỗi đau”.

Xem thêm

Bạch Mộc