[Phần 1] Tại sao Nhật Bản khó từ bỏ than đá?
Một kho chứa than đá tại nhà máy nhiệt điện Sakata Kyodo tại Sakata, tỉnh Yamagata: Than đá có thể chiếm hơn một nửa tổng năng lượng tại Nhật Bản vào năm 2030. |
Tại thành phố cảng Kobe của Nhật Bản, một cặp tòa ống khói trắng cao 150 m được xây dựng ngay vịnh cảng của thành phố này. Nằm ngay cạnh khu dân cư, chỉ với 15 phút lái xe từ trung tâm thành phố, tòa ống khói là một phần của nhà máy nhiệt điện khổng lồ với công suất 1,4 GW (Gigawatts) và đang phủ lên những tác động rất lớn đến đời sống dân cư nơi đây
Mặc cho các cuộc biểu tình của các nhà hoạt động môi trường và dân địa phương, tháng vừa qua, chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện than đá Kobe Steel tại Nhật Bản đã khởi công dự án công trình xây dựng mở rộng Nhà máy điện Kobe, gia tăng gấp đôi quy mô, phạm vi cũng như lượng khí thải.
Hơn 14 triệu tấn khí CO2 và các chất ô nhiễm khác dự kiến sẽ thải ra hàng năm từ các ống khói khổng lồ của nhà máy vào năm 2022, nhiều hơn toàn bộ khí CO2 từ 1,5 triệu dân của thành phố Kobe.
Người dân địa phương đang tiến hành các vụ kiện để phản đối chính sách này, đơn kiện đầu tiên được đệ trình vào tháng 9 vừa rồi. “Tôi và con trai tôi mắc bệnh hen,uyễn từ khi chúng tôi chuyển đến đây sinh sống hơn 20 năm trước. Vài người hàng xóm của tôi đã chuyển đi nơi khác khi họ nghe về kế hoạch mở rộng nhà máy này”, ông Hideko Kondo, người sống cách nhà máy điện 400 m.
Kondo và 39 cư dân khác đang trông chờ vào một lệnh cấm Kobe Steel ngừng xây dựng và ngừng hoạt động nhà máy mới, với lý do “vi phạm quyền sống bền vững với một bầu không khí trong lành trong một môi trường yên bình và khỏe mạnh”. Đây mới chỉ là vụ kiện thứ hai tại Nhật Bản nhằm vào lượng khí thải CO2 và Kobe Steel cũng từ chối trả lời về các vấn đề này.
Các người dân biểu tình nhìn qua nhà máy điện Kobe Steel từ một ban công của căn hộ vào ngày 2/11/2018. |
Dự án Kobe là một trong hơn 30 dự án nhà máy nhiệt điện đã được Chính phủ Nhật Bản lên kế hoạch xây dựng. Những nhà máy này hoạt động với nguồn nhiên liệu rắn được xem là bẩn nhất và gây ô nhiễm nhất đã bị loại bỏ bởi hơn 30 chính phủ trên thế giới – than đá.
Ông Takeshi Shimamura, giáo sư tại Đại học Kobe, người ủng hộ các nhóm cư dân cho biết “Nếu xét về lượng khí thải CO2 thì than đá được xem là một nhiên liệu tồi tệ nhất và nó trực tiếp đi ngược lại với xu hướng toàn cầu”.
Nhật Bản là quốc gia duy nhất trong nhóm G7 vẫn tiếp tục lên kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện vận hành than đá mới. Qua đó, Nhật Bản vẫn tiếp tục đi ngược với những lời hùng biện xanh của thủ tướng Shinzo Abe với vị trí chủ nhà tại Nghị định thư Kyoto vào năm 1997 với cam kết rằng gần 200 quốc gia sẽ cắt giảm lượng khí thải nhà kính.
“Chúng ta phải bảo vệ cả màu xanh của trái đất và màu xanh của đại dương”, Thủ tướng Abe viết trong một bài báo của Tạp chí tài chính vào tháng 9 vừa qua, với tiêu đề “Chung tay cùng Nhật Bản và hành động ngay bay giờ để bảo vệ hành tinh của chúng ta”.
Thủ tướng Abe viết: “Tất cả quốc gia phải cùng tham gia với mức độ khẩn trương như nhau. Chúng ta phải đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cắt giảm việc sử dụng các nhiên liệu rắn”.
Kimiko Hirata, Giám đốc quốc tế của Kiko Network, một tổ chức hoạt động môi trường, sẻ với Nikkei Asian Review rằng lời nói của Thủ tướng Abe được chào đón thì hành động của ông ấy lái câu chuyện theo một hướng khác. “Nhật Bản bị các chuyên gia quốc tế chỉ trích nặng nề vì đã không nỗ lực cắt giảm lượng khí thải CO2”, Kimiko Hirata cho hay.
Đón đọc [Phần 2] Vấn đề trong chính sách phát triển năng lượng của Nhật Bản