|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Phần 1] Hệ thống thương mại trực tiếp 2.0 đã thay đổi chuỗi cung ứng cà phê như thế nào?

20:00 | 15/11/2018
Chia sẻ
Những công nghệ tiên tiến như blockchain đang được triển khai để cải thiện chuỗi cung ứng cà phê và mang đến thu nhập tốt hơn cho các hợp tác xã cà phê, ông Christopher Jordan, Giám đốc vận hành (COO) của Coffee Manufactory chia sẻ về sự phát triển của Hệ thống thương mại trực tiếp 2.0.
 
phan 1 he thong thuong mai truc tiep 20 da thay doi chuoi cung ung ca phe nhu the nao

Cho dù đó là chứng nhận Fairtrade, Rainforest Alliance, Café Direct hay một lượng lớn các mô hình chứng nhận cà phê khác đang phát triển, thì trên thị trường chè - cà phê cũng có rất nhiều các thương hiệu khác nhau.

Mỗi thương hiệu lại sản xuất theo những tiêu chuẩn khác nhau, dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc xác định mức độ ổn định và bền vững của thị trường. Vậy, những tiêu chuẩn đặt ra đó đảm bảo những gì và làm sao chúng ta có thể tin rằng chúng mang lại lợi ích cho những người đã sản xuất những hạt cà phê mà chúng ta dùng hằng ngày.

Nhận thức được điều đó, năm qua Christopher Jordan, Giám đốc vận hành của công ty Tartine Manufactury cũng như đơn vị phân phối sỉ cà phê rang Coffee Manufactory tại Mỹ, đã tiến hành phát triển một phương thức cung ứng cà phê mới thách thức những phương thức cũ bằng cách cung cấp dữ liệu minh bạch giữa khách hàng và những nhà sản xuất trong suốt quá trình sản xuất và cung ứng cà phê.

Với cương vị giám đốc chất lượng tại Starbucks Coffee Trading, Jordan đã tích lũy kinh nghiệm khi tham gia quá trình phát triển chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng Café Practices, một trong những chứng nhận tiêu chuẩn cà phê hàng đầu của Hoa Kỳ.

Nhờ vậy khi bắt tay làm việc với TechnoServe’s Coffee Initiative – một trong những dự án trồng cà phê được cấp vốn bởi tổ chức Bill & Melinda Gates tại Đông Phi, với kinh nghiệm đã dẫn dắt nhiều công ty cà phê hàng đầu thế giới – Jordan đã nhanh chóng đề xuất phát triển một mô hình thương mại cà phê mới, tạo bạo hơn.

Giờ đây, cùng với các chuyên gia cà phê ủ lạnh (Cold Brew Coffee) tại Califia Farms và công ty cà phê rang nổi tiếng Anh Quốc – Falcon Coffees, Jordan đang ngày càng tiến tới hiện thực hóa mô hình này.

“Hàng triệu USD đã được dành để phát triển các chứng nhận tiêu chuẩn để các công ty cảm thấy sự an toàn khi giao thương. Nhưng việc dán những nhãn mác chứng nhận lên sản phẩm rất dễ dàng so với việc phải tìm hiểu nguồn gốc của sản phẩm mỗi năm", Jordan cho biết.

Một số chứng nhận tiêu chuẩn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của nhà cung cấp nhiều hơn những chứng nhận khác. Do đó, việc xác định chất lượng sau mỗi giao dịch và mỗi bước đi từ hạt cho đến thành phẩm là rất quan trọng để giúp đảm bảo được quyền lợi và thu nhập của người nông dân và nhà cung cấp cà phê.

“Khi chúng tôi liên lạc lần đầu tiên với Califa, chúng tôi đề cập về việc phát triển và xây dựng một thương hiệu và chứng nhận mới. Nhưng họ nhấn mạnh rằng tương lai của cà phê thuộc về mô hình hệ thống thương mại trực tiếp (Direct Trade), bởi những chứng nhận sẽ có những giới hạn riêng khó có thể thay đổi”, Jordan chia sẻ.

Hàng triệu USD đã được dành để phát triển các chứng nhận tiêu chuẩn để các công ty cảm thấy sự an toàn khi giao thương. Nhưng việc dán những nhãn mác chứng nhận lên sản phẩm rất dễ dàng so với việc phải tìm hiểu nguồn gốc của sản phẩm mỗi năm, hay thu thập các dữ liệu đó một cách minh bạch từ các nhà sản xuất và biết được giá trị mà người nông dân thu lại so với giá FOB”.

Công nghệ đã mở ra một chân trời mới trong thương mại cà phê, nhất là tại những vùng trồng và sản xuất cà phê hẻo lánh mà Jordan đã đặt chân đến khi lần đầu tiên có mặt tại Châu Phi.

“Khi tôi đến Ethiopia vào năm 2002, nơi này hoàn toàn cách ly, không hề phủ sóng điện thoại, thậm chí không có cả ATM. Nhưng mọi thấy bắt đầu thay đổi tích cực với tốc độ đô thi hóa nhanh chóng, các thị trường mới được mở ra, điện thoại di động bắt đầu phổ biến hơn, kể cả ở vùng nông thôn”, Jordan hồi tưởng lại những ngày đầu.

phan 1 he thong thuong mai truc tiep 20 da thay doi chuoi cung ung ca phe nhu the nao

Được biết, công nghệ di động là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu với mô hình Direct Trade 2.0.

Với sự cộng tác từ Califia Farms và Falcon Coffees, Coffee Manufactory của Jordan đang trong quá trình thử nghiệm một dự án Direct Trade mới tại Colombia và Uganda.

Dự án theo đuổi một mục tiêu đơn giản là cải thiên thu nhập cho các nông dân tiểu thương và đảm bảo chất lượng sản xuất cà phê cho các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, tầm nhìn đơn giản ấy thực sự là một vấn đề lớn và phức tạp liên quan đến nhiều rất nhiều bên lẫn phải xác định điều kiện của từng vùng, từng địa phương khác nhau.

Kết hợp cùng nhau, Coffee Manufactory và Califia Farms rang khoảng 20 tấn cà phê mỗi tuần, qua đó giúp họ đảm bảo phạm vi sản xuất ổn định để giúp mô hình thương mại phát triển hiệu quả.

“Với những lợi thế trong việc có thể tiếp cận được với thị trường nằm ngoài thị trường hối đoái trực tiếp (spot market) hay thị trường tại địa phương và thực hiện thu mua cà phê với số lượng lớn cho phép chúng tôi phát triển mô hình này. Nếu so với những công ty rang xay nhỏ chỉ mua khoảng tầm 25 bao trở lại, sẽ rất khó cho họ trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chứ chưa nói đến việc đầu tư xây dựng một mô hình bền vững.

“Chúng tôi tin rằng khi tìm được tiêu chí KPI và giải pháp công nghệ chính xác, chẳng hạn như blockchain, những nhà sản xuất cà phê có thể hiểu rõ hơn quy trình sản xuất của họ”, Jordan nói.

Nhưng như Jordan đã chỉ rõ, các chuỗi cung ứng cà phê khác nhau sẽ có những khác biệt rất lớn với nhau trên thị trường toàn cầu, cho dù đó là chuỗi cung ứng quả cà phê tại El Salvador, hay thậm chí chuỗi cung ứng cà phê tách vỏ ở Rwanda và Uganda.

Để đem lại nhiều giá trị hơn cho các nhà sản xuất, mỗi chuỗi cung ứng đều có những điểm, giai đoạn quan trọng cần ghi nhận lại dữ liệu, và đây cũng chính là điểm mà công nghệ blockchain sẽ thay đổi tất cả.

Đón đọc [Phần 2] Khám phá công nghệ blockchain trong chuỗi cung ứng cà phê

Cẩm Tiên