Giá dầu phiên 27/9 giảm 3% sau khi Arab Saudi và Iran xua tan hy vọng 2 nước sản xuất chủ chốt OPEC sẽ tìm được tiếng nói chung trong phiên họp tại Algiers tuần này nhằm giải quyết tình trạng thừa cung toàn cầu.
Giá dầu phiên 23/9 giảm 4% trước dấu hiệu cho thấy Arab Saudi và Iran hầu như không đạt được tiến bộ trong việc đạt được thảo thuận sơ bộ trước thềm phiên họp không chính thức bàn về việc đóng băng sản lượng giữa các nước sản xuất chủ chốt vào tuần tới.
Giá dầu ngày 22/9 tăng phiên thứ 2 liên tiếp sau khi số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ giảm. Tuy nhiên, đà tăng phần nào chững lại do lo ngai OPEC chưa sẵn sàng đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng.
Giá dầu phiên 21/9 tăng 3% sau khi số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ giảm tuần thứ 3 liên tiếp, làm tăng viễn cảnh nhu cầu tại thị trường tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới.
Giá dầu Mỹ phiên 20/9 tăng do hy vọng việc khởi động lại đường ống dẫn dầu của Colonial Pipeline sẽ thúc đẩy nhu cầu, trong khi giá dầu Brent giảm do hoài nghi về việc đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng.
Xuất khẩu dầu thô của Iran trong tháng 8/2016 tăng 15% so với tháng 7 lên 2,11 triệu thùng/ngày, sát mốc trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt 5 năm trước.
Giá dầu phiên 15/9 tăng 1% khi giá xăng đi lên do trì hoãn tái khởi động hệ thống đường ống chính tại Colonial Pipeline, hãng vận chuyển nhiên liệu ô tô số 1 tại Mỹ.
Giá dầu phiên 12/9 tăng gần 1% khi USD suy yếu và chứng khoán Mỹ tăng điểm giúp giá dầu hồi phục sau khi giảm trong đầu phiên do lo ngại số giàn khoan dầu của Mỹ tiếp tục tăng.
Hiệp hội các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tăng dự báo thặng dư dầu thô năm 2016 - 2017 do xuất hiện thêm khu khai thác dầu mới và các hãng khoan dầu Mỹ miễn cưỡng bán rẻ dầu.
Giá dầu phiên 9/9 giảm 4%, hầu như xóa sạch đà tăng trong phiên trước đó khi giới đầu tư cho rằng lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ giảm chủ yếu do bão nhiệt đới Hermine.